Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều website rời xa nguyên tắc này: thay vì có thêm khách hàng mới, các khách hàng lại từ bỏ website. Nếu bạn muốn website của mình thuộc vào số những website này thì dưới đây là 10 cách nhanh nhất để khách hàng từ bỏ website của bạn để đến những địa chỉ mua bán khác trên mạng hoàn thiện hơn.
1. Làm cho website của bạn khó định hướng
Nếu người sử dụng không nhanh chóng tìm thấy cái họ cần, họ sẽ nhanh chóng từ bỏ Website. Nếu người sử dụng bị lạc hướng trong Website của bạn, thay vì tìm đường quay trở về trang chủ , họ sẽ rời bỏ ngay Webiste không một chút thắc mắc. Sự định hướng dễ dàng từ trang chủ tới các trang thứ cấp và ngược lại; giữa các trang cùng cấp với nhau là một điều hết sức thiết yếu.
Hãy đặt mình vào vai trò của khách hàng đang cần mua một mặt hàng nào đó . Đếm số lần kích chuột để đến được trang thông tin về mặt hàng này. Càng nhiều lần kích chuột số khách hàng bị mất cũng càng nhiều.
2. Nghèo nàn các lựa chọn về phương thức thanh toán
Trừ khi bán các hà ng hoá có giá trị cao, các Website bán lẻ trên thế giới thường phải chấp nhận hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Tuy các nhà quản trị Webite nắm rõ nguyên tắc này nhưng vẫn còn rất nhiều Website chỉ chấp nhận các hình thức thanh toán bằng thẻ thông thường mà lại không chấp nhận các hình thức thanh toán qua thẻ khác, như thẻ trả trước chẳng hạn.
Càng nhiều lựa chọn thanh toán đối với khách hàng, càng có thêm cơ hội bán được nhiều hàng hơn. Các công
ty có thể chịu phải chi phí nhiều hơn để có thể chấp nhận nhiều phương thức thanh toán mới song chắc chắn là họ không thể chịu được nếu để mất quá nhiều khách hàng tiềm năng.
3. Hỏi quá nhiều thông tin về khách hàng
Nhiều site tìm cách hỏi quá nhiều thông tin về khách hàng trong quá trình đăng nhập của họ. Một sai lầm lớn. Quá trình đăng nhập phải càng nhanh và càng rõ ràng càng tốt để giảm thiểu khả năng khách hàng tử bỏ giao dịch. Có rất nhiều cơ hội để hỏi các câu hỏi đại loại như “Bạn biết thông tin về chúng tôi ở đâu?”. Mục đích chính của giai đoạn này là có được khách hàng bấm chuột vào phím “Đặt mua” càng nhiều càng tốt.
4. Sử dụng phần mềm giỏ mua hàng hạng hai
Hiện nay, cũng như dịch vụ lưu giữ Web, có rất nhiều phần mềm giỏ mua hàng. Bên cạnh phần mềm tốt, một số phần mềm khác là rất khó sử dụng. Thiết kế kém hoàn thiện hoặc các quy trình quá phức tạp sẽ khiến khách hàng từ bỏ giao dịch. Hãy nhờ một số người sử dụng không am hiểu về kỹ thuật lắm dùng thử để thực hiện một vài thao tác mua hàng. Nếu bạn không quan tâm đến vấn đề này ngay từ ban đầu, kết quả thất vọng về sau có thể làm cho bạn phải ngạc nhiên.
5. Hiển thị các trang Web một cách lộn xộn
Website của bạn có thể hiển thị hoàn hảo trên màn hình 21’’ với trình duyệt IE5.5 – nhưng bạn phải nghĩ tới
còn rất nhiều khách hàng tiềm năng khác sử dụng Netscape, WebTV với màn hình có độ phân giải 640*480. Hãy kiểm tra cẩn thận để bạn không đánh mất những khách hàng này.
6. Thuê chỗ Website của bạn trên một máy chủ chậm
Khách hàng không đủ kiên nhẫn chờ đợi một trang Web hiển thị quá lâu. Một khi người sử dụng đã quyết định mua, điều quan trọng là Webiste của bạn phải giúp họ bấm vào phím xác định đặt mua càng nhanh càng tốt. Một người ngồi chờ hàng phút trang Web đang tải về sẽ có nhiề u khả năng xem xét lại quyết định mua hàng của mình hoặc chỉ đơn giản là họ không đủ kiên nhẫn chờ đợi trang Web đang tải xuống quá lâu.
7. Website thiếu độ hấp dẫn
Các nguyên tắc hướng dẫn việc bán hàng trên mạng đều nhằm vào việc giữ khách hàng ở lại trên Website càng lâu càng tốt và giảm thời gian từ lúc họ quyết định mua đến khi mua hàng thực sự càng ít càng tốt. Yêu cầu
thứhai đã được xem xét ở mục 6 còn để thoả mãn yêu cầu thứ nhất, Webiste phải có nội dung hấp dẫn (chẳng
hạn một Website bán đồ nội thất phải có các mục hướng dẫn về cách trang trí nội thất, Website bán đồ thực phẩm phải có mục hướng dẫn nấu ăn ) để đảm bảo độ “kết dính” của khách hàng với Website.
8. Cung cấp không đầy đủ các thông tin về sản phẩm
Nếu khách hàng biết đầy đủ c thông tin cần thiết về sản phẩm, họ sẽ có quyết định mua hàng nhanh hơn. Nếu họ không chắc chắn rằng họ đã được cung cấp đủ các thông tin về sản phẩm họ dự định đặt mua, họ sẽ lưỡng lự vì cho rằng có thể gặp rủi ro. Một quy tắc là cung cấp quá nhiều thông tin về sản phẩm thì còn tốt hơn cung cấp không đầy đủ thông tin. Nên bố trí thêm một phím “Xem chi tiết” liên kết tới trang có đầy đủ thông tin
về sản phẩm trong danh mục các sản phẩm ở catalogue.
9. Website có vẻ “chết”
Các Website với thông tin không được cập nhật thường xuyên (quá nhiều thông tin “chết”) thường được người sử dụng đặt các câu hỏi nghi ngờ. Liệu bạn có dám đặt hàng trên một Website có thông báo “Cập nhật cuối cùng vào ngày 22/2/1999”. Hãy đặt ngày hiện tại lên trang chủ của Website.
10. Ẩn danh
Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi đặt hàng tại một Website mà họ đã biết rõ chủ nhân của nó là ai. Các thông tin liên hệ chi tiết trên Website là hết sức thiết yếu. Nếu có thể đưa tên người liên hệ , và thậm chí cả ảnh lên Website thì càng tốt hơn. Và tất nhiên, trang “About Us” với các thông tin giới thiệu về công ty, về Website, các trang thông cáo báo chí, tuyên bố của công ty về chính sách đối với khách hàng, nhận diện khách hàng quen sẽ tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng đối với Website.
Không chú ý đến điều này sẽ làm giảm sức thu hút đặt mua của Website đối với khách hàng và làm giảm các cơ hội biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét