Trang

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Không ngừng đặt câu hỏi


"Không ngừng đặt câu hỏi". Đây là cách nói có thể mới với nhiều người nhưng với người Do Thái thì đã tích lũy triết lý này trong hàng ngàn năm. Đang đọc "Trí Tuệ Người Do Thái", hi vọng tuần sau xong sẽ có bài tóm tắt về nó.

"Không ngừng đặt câu hỏi"
 --Xin mạn phép đăng lại bài của Tiến Sĩ Alan Phan--

Tất cả bài viết của tôi bắt đầu từ câu nói nằm lòng của Robert Kennedy,” Những nghiên cứu gia nhìn vào sự kiện đang xẩy ra và hỏi tại sao. Tôi nhìn vào những sự kiện đã không xẩy đến và hỏi tại sao không?” (There are those who look at things the way they are, and ask why… I dream of things that never were, and ask why not?). Đó là tiền đề của cuốn sách “Tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam” tôi vừa hoàn tất.
Tôi luôn nói với các bạn trẻ là thế giới kinh doanh không thiếu tiền mà chỉ thiếu ý tưởng. Những ý tưởng sáng tạo, làm thay đổi thói quen và hành xử, cải thiện hiệu năng vượt bực là những ý tưởng đã đem lại tài sản hay danh vọng khổng lồ cho nhiều doanh nhân. Người Mỹ gọi chúng là những game-changers hay là những bước tiến đã thay đổi cuộc chơi. Gần đây nhất, Facebook đã khiến một anh sinh viên 24 tuổi Zuckerberg trở thành tỷ phú. Trước đó là các doanh nhân đã sáng lập ra Google, Apple, Microsoft, Intel, IBM, Bell, RCA, Carnegie…tất cả đều là những thanh niên khởi nghiệp với trí tuệ, nghèo và kiên nhẫn. Họ chỉ có ý tưởng, không có tiền và tất cả đều đã thành công trong việc thay đổi phần lớn đời sống nhân loại.

Muốn vậy, họ đã biết đặt câu hỏi chính xác là “tại sao không.?” Họ đã dám đi vào lề trái của 99% đám đông. Họ dám có những tư duy khác lạ so với những suy tưởng bình thường của xã hội.
Dĩ nhiên, rất nhiều ngừơi, dù thành công hay thất bại, trong bọn họ đã phải trả giá đắt. Từ những mất mát về tiền bạc (thực ra không nhiều vì đa số là nghiên cứu sinh nghèo) đến những mất mát về danh tiếng, thị phi vì xã hội không ưa những người khác biệt. Thậm chí nhiều nguời còn mất mạng vì ý tưởng hay khám phá lạ đời, như Galieo với giả thuyết trái đất tròn, như Socrates với biện giải logic, như rất nhiều văn nghệ sĩ tư tưởng gia trong các triều đại phong kiến.
Lấy lịch sử làm thí dụ. Ai cũng biết lịch sử luôn luôn được ghi lại bởi những kẻ chiến thắng. Trong những triều đại mà sự phản biện không được phép thực thi thì những câu chuyện ghi trong lịch sử có thể chỉ là những huyền thoại được thêu dệt vẽ vời để tăng uy tín và quyền lực cùa kẻ thắng. Tuy nhiên, phần lớn người dân, kể cả những bậc trí thức có chút đầu óc cũng nuốt gọn mọi dối trá trộn lẫn trong sự thật và bán sự thật (half-truths).
Trong một xã hội mà đến 95% dân số sống đời khổ sở và thiếu thốn về những vật chất tối thiểu, thì tư duy của ta phải đi ngược lại suy nghĩ đại chúng và hành xử trái hẳn với những điều mà người dân cho là sự khôn ngoan thường nhật. Muốn thóat ra khỏi giới hạn chật chội của nghèo đói, chúng ta phải có tư duy “ngoài cái hộp” (think out of the box).
Dĩ nhiên, ta phải đối phó thường trực với những ù lì rồi phá phách của những thành phần không muốn đổi thay hay tiến bộ của xã hội vì lợi ích cá nhân, gia đình hay phe nhóm. Không có một tinh thần bất khuất và kiên trì, chúng ta sẽ bỏ cuộc không chóng thì chày, vì sức đề kháng của phe bảo thủ rất mạnh. Cuối cùng, những thay đổi rồi cũng đến, vì cốt lõi của cuộc sống là thay đổi (change is inevitable). Nhưng có thể ta không còn hiện diện để nhìn những đổi thay này.
Chả thế mà chính Einstein cũng phải mỉa mai về đám đông chung quanh mình,” Hai thứ là vô tận trên đời: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người. Thực ra, tôi không chắc về vũ trụ” (Two things are infinite: the universe and human stupidity. And I’m not sure about the universe.”
Tư duy mới sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi là tình trạng hiện tại do ai duy trì và họ có những ích lợi gì vào sự ù lì của tình thế? Kế tiếp là những thay đổi sẽ đem đến những cơ hội và rủi ro gì? Ngoài thay đổi, chúng ta có thể tìm được những phương hướng gì khác hơn cả sự thay đổi? Sự suy nghĩ của đám đông là thế này; nếu ta làm ngược lại, thì kết quả gì sẽ xẩy đến? Thói quen bắt đầu từ tư duy, liệu ta có thể thay đổi tư duy của người tiêu thụ hay đối tác?
Trong tình trạng cạnh tranh của toàn cầu hóa và thế giới “phẳng”, một tư duy sáng tạo là một vũ khí vô cùng quan trọng cho sự tiến bộ của một cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia. Chất xám và phần mềm sẽ là yếu tố quyết định trên thương trường tự do. Giáo dục, đạo đức và môi trường văn hóa là thành phần dinh dưỡng cho nền kinh tế mới. Cuốn sách “Một tư duy mới cho kinh tế và xã hội Việt Nam” của tôi là một đóng góp nhỏ trong tiến trình tăng trưởng của lớp người trẻ hiện nay.
Mời bạn lên đường và đừng quên là Einstein đã nhắc nhở ta,” Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi” (The important thing is not to stop questioning).
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Bí quyết thành công của người Nhật

Là một nước rất nghèo về tài nguyên, động đất nhiều nhất thế giới, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ sau Thế Chiến thứ II. Bằng cách nào mà Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng thần kỳ, trở thành nước có tiềm năng lớn thứ hai trên thế giới về kinh tế, khoa học kĩ thuật và tài chính?

Bí quyết thành công của họ hóa ra rất đơn giản:

Đúng giờ

Người Nhật rất đúng giờ. Họ đến trước giờ hẹn tối thiểu 5 phút. Các cuộc họp chỉ bắt đầu khi tất cả thành phần đã có mặt. Vì vậy, đúng giờ là cực kỳ quan trọng. Ở ta, đi làm muộn nhiều như châu chấu. Lãnh đạo có khi phải ngồi đợi nhân viên tới họp trễ. Ngẫm lại thật xấu hổ.

Đúng hạn

Hạn đã định là không thay đổi bởi bất cứ lý do gì. Sở dĩ thời hạn không thể thay đổi là vì người Nhật đã lập kế hoạch và chuẩn bị mọi việc để thực hiện sau mốc thời hạn đó rồi. Ví dụ thời hạn ra mắt sản phẩm là 21/12/2009 thì địa điểm ra mắt đã được thuê, khách đã được mời, hợp đồng bán sản phẩm đã ký kết, … Do vậy công tác lập kế hoạch và ước lượng thời gian, nhân lực là quan trọng nhất. Với người Nhật, không có khái niệm trễ hạn, vì hạn đã định, phải bằng mọi giá hoàn thành công việc đúng tiến độ. Trễ hạn đồng nghĩa với việc không thể hợp tác với nhau được nữa.

Nghiêm túc, cẩn thận

Nghiêm túc và cẩn thận trong từng việc nhỏ nhất. Người Nhật cực kỳ cẩn thận. Làm một việc thì bao giờ cũng kiểm tra trước khi làm, kiểm tra trong khi làm và kiểm tra sau khi làm xong. Trước khi mang đồ đi giặt, họ kiểm tra túi quần, túi áo có quên gì không. Khi cho đồ vào máy giặt, họ kiểm tra lại từng cái một lần nữa. Và cuối cùng, sau khi giặt xong, họ lại lục túi quần, túi áo để kiểm tra. Chính vì cẩn thận một cách cực đoan như vậy mà chất lượng hàng Nhật luôn đứng đầu thế giới.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo

Công tác chuẩn bị được thực hiện sớm và kỹ lưỡng, chu đáo đến mức đáng kinh ngạc. Chúng tôi đến thăm Công ty phần mềm tên là OMRON Software. Có cả thảy 10 người tiếp đón và làm việc với chúng tôi. Vì chúng tôi đi khá xa (1 tiếng rưỡi), nên việc đầu tiên là họ mời chúng tôi vào rest room (nhà vệ sinh). Khi tới phòng họp, họ bố trí đúng 22 chỗ ngồi cho khách, không thừa, không thiếu. Đồng thời trên bàn đã đặt sẵn 22 món quà kỉ niệm. Họ chuẩn bị trình chiếu rất cẩn thận, không có chuyện lỗi phông chữ hay trục trặc máy chiếu như ở nhà ta. Lúc ra về, họ mời đi rest room một lần nữa. Xe đi một đoạn xa, tôi ngoái nhìn vẫn thấy họ đứng dàn hàng vẫy chào tạm biệt.

HoRenSo: Chủ động trong công việc

Đây là một trong những khẩu quyết mà người Nhật luôn ghi nhớ. HoRenSo viết tắt của ba chữ: Hokoku, nghĩa là báo cáo, Renraku: trao đổi, Sodan: hỏi ý kiến. Trong công việc, phải báo cáo định kỳ cho cấp trên. Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đồng nhiệp và cấp dưới. Cuối cùng là phải hỏi ý kiến cấp trên trước khi quyết định làm gì đó. HoRenSo nghĩa là chủ động trong công việc. Hiện nay, ở Trung tâm Phát triển phần mềm, nhân viên thử việc được đào tạo về “4 ngay”: chưa được giao việc hỏi ngay; nhận việc mà không hiểu hỏi ngay; trong lúc làm gặp vướng mắc nhờ giúp đỡ ngay; cuối cùng là xong việc báo cáo ngay. Đây chính là tinh thần HoRenSo. Có điều “4 ngay” tại Trung tâm chưa phát huy mạnh mẽ lắm.

3S: Ngăn nắp, khoa học

Một khẩu quyết nữa mà người Nhật áp dụng rất thành công là 3S. Để có môi trường làm việc ngăn nắp, khoa học và chuyên nghiệp, người Nhật làm 3 việc đơn giản sau:

  • Seiri: Sàng lọc. Chỉ giữ thứ mình cần. Vứt bỏ vật dụng dư thừa, không cần thiết đi.
  • Seiton: Sắp xếp. Sắp xếp mọi thứ sao cho khi cần là có ngay để dùng, không mất thời gian tìm kiếm.
  • Seiso: lau chùi, dọn dẹp, kiểm tra hỏng hóc thường xuyên.

Bàn ghế, máy móc, vật dụng gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp làm tăng hiệu suất làm việc.

Ở ta chuyện tìm cái điều khiển máy điều hòa hay cái dập ghim mất 5, 10 phút hoặc không thể tìm thấy là chuyện bình thường, chẳng ai ngạc nhiên. Hay như việc tìm tài liệu trên máy tính của chính mình, toát mồ hôi không biết đã cất vào đâu, vẫn xảy ra thường xuyên.

Kaizen – Liên tục cải tiến

Đây là khẩu quyết quan trọng nhất, là chìa khóa đem lại thành công cho nền kinh tế Nhật Bản. Liên tục cải tiến, liên tục sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu chi phí. Cải tiến có thể là rất nhỏ. Nhiều cải tiến nhỏ góp lại sẽ làm nên điều kỳ diệu. Kaizen chống lại cách nghĩ và cách làm theo lối mòn, trì trệ, kìm hãm phát triển.

Các Công ty ở Nhật làm Kaizen như sau:

  • Phổ biến ích lợi của Kaizen cho nhân viên mới.
  • Phát động phong trào cải tiến, sáng tạo trong công việc. Đặt mục tiêu cho từng phòng ban, tổ nhóm phải có một số lượng sáng kiến nhất định trong kỳ thì mới được đánh giá cao.
  • Khuyến khích Kaizen bằng thưởng lớn cho sáng kiến.
  • Định kỳ tổ chức ngày hội cải tiến toàn công ty. Trong ngày hội này, các cải tiến đã áp dụng hiệu quả trong kỳ được xét trao giải, được tôn vinh.

Các bí quyết trên rất đơn giản nhưng có dễ thực hiện hay không lại hơi khó trả lời. Chúng ta đều thấy để thực hiện phải thay đổi nhận thức của chính mình, phải nghĩ khác và làm khác. Muốn vậy, lãnh đạo phải có kế hoạch hành động cụ thể, phải tiên phong thực hiện và truyền lửa cho cấp dưới.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ làm được bởi lãnh đạo MISA có khát vọng và tầm nhìn, người MISA có niềm tin, có tài năng và tràn đầy nhiệt huyết!

Osaka, 19/12/2009

Lã Hữu Hòa

“Google it” means “Naver it” in Korea. But…?: Difference between dominance and leadership

Earlier this month, comScore released its first public report of online usage in Korea, one of the most wired country in the world. Two notable statistics from this report:

. Americans “google it.” vs. Koreans “naver” it: NHN(naver.com) dominates Korean search market, with 61.9% search share. Daum, the 2nd, got 19.7%, and Google, the 3rd, got only 7.3%. (few years back, Naver’s share over 70%, while google has 2-3%, so, changing a bit)

. Most visited web sites: #1 – NHN(Naver) reaching 81% of the total online population in Korea; #2-Daum, reaching 73% reach; #3 – SK(Cyworld) reaching 72%.

My few thoughts here:

As you can see, by any measure, Naver DOMINATES Korean internet market. While you say “google it” in English, Koreans say “naver it.” Naver provides an excellent “casual knowledge” search: If I want to know a good italian restaurant in my neighbor, I can naver it, and get good results.

However, there is a rather big gap/difference between google and naver. If someone asks “who dominates Korean internet market?” It has a straightforward answer: Naver. But, if someone asks “who leads web 2.0 development in Korea?” It does not have a straightforward answer. In a sense, naver becomes a barrier for the web 2.0 in Korea. Why is that?

Google lets you “search and leave” vs. Naver lets you “search and stay”: Naver is not exactly search engine per se. Rather, it is a”portal site that has a strength in search function.” If you google something, you get the search results then “leave” google to access the information you want. However, if you naver something, naver tries to “hold” you(visitor) within their website. That means, it basically searches contents within Naver portal site. Because of this, Naver has been criticized, and esp. from news media. It’s only the year 2009, naver started “outlink” news media contents. (It was 2006, naver started “outlink”, and 2009 to start a ‘newscast’ system where naver no longer ‘edit’ news contents from various news media companies)

. “SEO doesn’t work in Korea LIKE THE US“: SEO is a hot topic in the US, but, not in Korea. Let’s try a small experiment. As an Ogilvy Health person, let me google “lung cancer.” Here’s the top three results: #1 wikipedia; #2 National Cancer Institute; #3 Medline plus(a service of National Library of Medicine + NIH). Now, let me naver “lung cancer” (in Korean language): it shows top five “sponsor link”, then, another top five “power link”, then, another top five “plus link,” then medical information provided by Seoul National University Hospital… Sponsor, power, plus links are all paid search results. A scientific information ranked #16. Where’s the real search result? So, if you want to be top search results @ naver, you got to pay. SEO doensn’t work here like the US.

There’s a gap between “dominance(of the Korean internet market)” vs. “leadership(for the web 2.0 development in Korea).” When I think of Naver, it reminds me “Microsoft in the software industry.” Naver is a very profitable company, but, due to its dominance and “closed” system, it becomes barrier in web 2.0. Obviously, Korea is one of the world’s most wired countries, but, it hasn’t showed yet any leadership in terms of web 2.0 development.

Google becomes a great OPEN PLATFORM for users and even to other companies. But, naver is not an open platform (hopefully, yet).

Recently, Jeff Jarvis wrote a good book “What Would Google Do?” As he claims Google’s actions guide people how to “survive and posper in the internet age.” Despite of the dominance of naver, people wouldn’t ask “What Would Naver Do?” to get the future direction of the web 2.0. One professor told me “every internet businessmen in Korea envy Naver, but, they don’t respect…(their “closed” spirit).”

Well, each company has their own direction. Google has both “dominance” and “leadership.” But, Naver has only one for now.

Each country has a different web 2.0 direction? Probably. But, to me, at least, ”to open or to close?” is not a question, when we think of web 2.0 future. Hope to see Naver’s leadership moving forward, not just for me, but, for them!

Don’t be evil.

Nghề nào cũng đáng trân trọng

Lần đầu đến Tokyo, không phải những cao ốc ở khu Shinjuku hay ngôi đền cổ Meiji làm tôi ấn tượng, mà là người nhân viên đảm bảo an toàn đường sắt Nhật Bản tôi gặp ở nhà ga sân bay quốc tế Narita.

Chuyện người nhân viên đường sắt

Người đàn ông đó khoảng 40 tuổi với mái tóc xoăn điểm bạc trên khuôn mặt nghiêm nghị. Ông mặc một bộ đồng phục màu xanh thẫm nửa giống công nhân nhà máy, nửa giống nhân viên an ninh với mũ kêpi trên đầu và đôi găng tay trắng. Nhiệm vụ của ông là đi dọc mép sân ga để đảm bảo không có ai đứng quá gần đường tàu khi tàu đến cũng như không có chướng ngại vật trên đường ray. Một công việc mà tôi nghĩ có lẽ vô cùng đơn giản và nhàm chán.

Sau khi dạo một vòng kiểm tra, ông dừng lại, đứng nghiêm và giơ tay lên mũ chào đoàn tàu đang tiến vào sân ga như thông báo rằng mọi thứ đã sẵn sàng và an toàn. Tôi bước vội về phía ông để hỏi xem liệu chuyến tàu này có thể đưa tôi vào trung tâm Tokyo hay không. Ông ra dấu bảo tôi chờ trong lúc chăm chú quan sát hành khách lên và xuống tàu.

Đến khi đoàn tàu bắt đầu rời nhà ga, ông lại giơ tay lên mũ chào như một người lính trước lá quốc kỳ với sự trân trọng và vẻ tự hào khôn tả. Sau đó, một cách ôn tồn ông cho tôi biết chuyến tàu sẽ trở lại trong ít phút để hướng về Tokyo.

Ở VN, các bạn và tôi đã có dịp xem những bộ phim Nhật Bản kể về những người lao động bình thường: nông dân, người làm bánh, cả người làm nghề giúp việc (mà chúng ta hay gọi là ôsin). Điểm nổi bật của những người này là họ luôn xem trọng công việc mình làm và nỗ lực tối đa để hoàn thành công việc được giao với thái độ trân trọng và học hỏi cao nhất. Thái độ này thậm chí được ghi nhận trong sách giáo khoa đại học môn nghệ thuật Nhật Bản mà tôi được học tại Canada vài năm trước.

Sách tổng kết rằng một trong mười đặc điểm của người Nhật khiến họ rất thành công so với những quốc gia châu Á khác là họ không có lối suy nghĩ "thích làm thầy hơn làm thợ", trân trọng mọi nghề và biến chúng thành nghệ thuật đỉnh cao.

Kết quả là khi nước Nhật bước ra khỏi Thế chiến thứ hai với một nền kinh tế hoàn toàn bị tàn phá, không có tài nguyên và thu nhập đầu người chỉ vẻn vẹn 50 USD/năm, người Nhật phát triển nền kinh tế của đất nước với tốc độ 20%/năm (nếu so với chúng ta chỉ 8% và Trung Quốc là 12% trong thời kỳ đỉnh cao) trong vòng 20 năm và đến những năm cuối thập niên 1970 họ đã là nền kinh tế số 2 thế giới.

Nước Nhật hôm nay giới thiệu cho thế giới không chỉ xe hơi Toyota và tivi Sony mà cả nghệ thuật làm bánh, nghệ thuật gấp giấy, nghệ thuật cắm hoa... Chính một người Nhật nói với tôi rằng sự thành công của Toyota hay Sony bắt đầu từ tinh thần cầu thị, tính tỉ mỉ và luôn đòi hỏi sự hoàn hảo khi cắm một bình hoa, gấp một cánh chim hay làm một chiếc bánh.

Tính cách của dân tộc thịnh vượng

Tôi kính trọng người Nhật về tinh thần trân trọng mọi nghề của họ. Tuy nhiên, sáu năm học và làm việc ở Canada cho tôi biết tinh thần ấy không phải là độc quyền của nước Nhật mà là tính cách của mọi dân tộc muốn trở nên thịnh vượng trên thế giới.

Xã hội Canada có hai nghề mà tôi ấn tượng: y tá và họa viên kiến trúc. Tại quốc gia này, y tá hay điều dưỡng không có nghĩa là kém cỏi hơn bác sĩ mà họ chỉ đơn thuần làm phần việc khác: y tá trở thành nghệ nhân chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho con người (trong khi bác sĩ là người chữa bệnh). Trường đại học của tôi có khoa đào tạo riêng về ngành điều dưỡng cấp bằng từ cử nhân đến tiến sĩ. Bản thân người đứng đầu ngành cấp cứu của thành phố Calgary cũng là một y tá có bằng cao học về quản lý.

Chính bà ấy làm sinh viên ngành quy hoạch đô thị như tôi choáng ngợp về sự thú vị và sáng tạo của hệ thống xe cấp cứu tại thành phố, để đảm bảo mọi người dân được tiếp cận dịch vụ y tế trong vòng 6 phút. Hệ thống cấp cứu sử dụng toán thống kê để đảm bảo không có người dân ở một khu vực nào chịu rủi ro cao hơn khu vực khác.

Nghề thứ hai liên quan mật thiết đến công việc của tôi là họa viên kiến trúc. Họa viên ở Canada không còn được coi là một vị trí phụ tá và công việc kém cỏi hơn kiến trúc sư dù họ chỉ học có hai năm ở trường cao đẳng. Công việc triển khai hồ sơ bản vẽ được xác định cũng khó khăn và vất vả không kém việc đề xuất ý tưởng thiết kế và những họa viên, vốn được đào tạo thực tế về kỹ thuật xây dựng, đảm đương công việc này.

Phó giám đốc công ty kiến trúc mà tôi làm sau khi tốt nghiệp là người xuất thân từ họa viên và chỉ có bằng cao đẳng. Trưởng nhóm sản xuất là một kiến trúc sư có bằng đại học, nhưng sau đó đi học thêm hai năm cao đẳng để trở thành một họa viên xuất sắc.

Những quốc gia giàu có nhất trên thế giới và những công ty sáng tạo nhất đều bắt đầu bằng nỗ lực cá nhân của những con người bình thường nhất. Một công thức khác cho sự phát triển là thái độ trân trọng và kỳ vọng với từng công việc bình dị và lao động đích thực.

St. Bao tuoi tre