Trang

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2007

Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

Có thể các bạn đã đọc cuốn Thế Giới Phẳng (Flat World) nhưng tôi muốn trích lượt tóm tắt để các bạn chưa đọc thấy hay để bắt đầu đọc ... hihi. Nếu ai muốn đọc nguyên văn thì liên hệ nhé. Còn một cuốn sách khác của cùng tác giả là Chiếc Xe Lexus & Cây Oliu nữa (sẽ có tóm tắt sau khi rảnh rang một chút).

Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng
Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York Times

Năm 1492 Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông có trong tay tàu Nina, Pinta và Santa Maria. Ông chả bao giờ đến được Ấn Độ, nhưng đã gọi những thổ dân Châu Mỹ mà ông gặp là các “Indian” (“người Ấn Độ”) rồi trở về quê hương và tuyên bố với nhà vua và hoàng hậu của ông: “Trái đất tròn”. Tôi bay tới Ấn Độ 512 năm sau đó. Tôi biết mình đi về hướng nào. Tôi đi về hướng đông. Tôi ngồi ghế hạng thương gia của Lufthansa, sau đó tôi trở về nhà và thì thầm với mỗi vợ mình: “Trái đất phẳng”.

Và nằm ở đó là câu chuyện về công nghệ và kinh tế học địa lý làm thay đổi cơ bản cuộc sống của chúng ta – nhanh chóng hơn rất rất nhiều so với nhận thức của nhiều người. Tất cả điều đó xảy ra khi chúng ta đang ngủ, hay đúng hơn trong khi chúng ta đang bị cuốn hút vào sự kiện 11 tháng 9, sự phá sản của những công ty dot-com và Eron – điều đã khiến một số người tự hỏi phải chăng toàn cầu hoá đã chấm dứt? Thực sự, chính điều ngược lại mới đúng, đó là vì sao đã đến lúc phải thức tỉnh và tự chuẩn bị cho thế giới phẳng này, bởi vì những người khác đã sẵn sàng, và không còn thời gian để lãng phí nữa.

Tôi ước tôi có thể nói mình đã nhìn thấy tất cả những điều đó đang đến. Lạy thánh Alas, tôi đã chạm trán với việc trái đất trở nên phẳng một cách tình cờ. Đó là vào cuối tháng Hai năm ngoái, khi tôi đến thăm thủ đô công nghệ cao của Ấn Độ, Bangalore, để làm một bộ phim tài liệu về outsourcing [thuê làm bên ngoài] cho kênh truyền hình Discovery Times. Nhanh và không ồn ào, tôi đã phỏng vấn một nhà khởi nghiệp Ấn Độ, người muốn chuẩn bị các hồ sơ thuế của tôi từ Bangalore, đọc phim X quang của tôi từ Bangalore, truy tìm hành lý bị thất lạc của tôi từ Bangalore và viết phần mềm mới cho tôi từ Bangalore. Càng ở lại Bangalore, tôi càng thấy khó chịu, sự khó chịu khi nhận ra trong khi tôi đi đưa tin về các cuộc chiến 11 tháng 9, toàn cầu hoá đã bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới, và tôi đã không thấy nó. Tôi nghĩ thời điểm bừng tỉnh đã đến trong một cuộc viếng thăm khu Infosys Technologies, một trong những viên ngọc quý của nền công nghiệp phần mềm và outsourcing của Ấn Độ. Nandan Nilekani, Tổng Giám đốc (CEO) Infosys, đang giới thiệu cho tôi phòng hội thảo trực tuyến toàn cầu của ông, với sự kiêu hãnh chỉ lên một chiếc TV có màn hình phẳng rộng cỡ bức tường, mà ông nói đó là chiếc TV lớn nhất Châu Á. Infosys, ông giải thích, có thể tiến hành những buổi họp ảo với các nhân vật chính trong toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu của nó cho bất kỳ dự án nào, và vào bất kỳ lúc nào trên cái màn hình siêu lớn đó. Như thế trên màn hình các nhà thiết kế Mỹ có thể nói chuyện với những người viết phần mềm Ấn Độ và các nhà sản xuất Á Châu của họ cùng một lúc. Đó chính là bộ mặt của toàn cầu hoá trong thời kỳ hiện nay, Nilekani nói. Bên trên màn hình là 8 chiếc đồng hồ tóm tắt rất khéo thời gian làm việc của Infosys: 24/7/365 (24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm). Đồng hồ được gắn nhãn Tây Hoa Kì, Đông Hoa Kì, GMT, Ấn Độ, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản và Australia.

“Outsourcing chỉ là một chiều của một thứ cơ bản hơn nhiều đang xảy ra trên thế giới ngày nay,” Nilekani giải thích. “Cái đã xảy ra trong những năm qua đó chính là sự đầu tư ồ ạt cho công nghệ, đặc biệt trong kỷ nguyên sôi động này, khi hàng trăm triệu dollar được đầu tư cho kết nối băng thông rộng trên toàn thế giới, cáp ngầm dưới biển, tất cả những thứ đó”. Cũng trong thời gian đó, ông nói thêm, máy tính đã trở nên rẻ hơn và có mặt khắp nơi trên thế giới, và sự bùng nổ các phần mềm e-mail, các công cụ tìm kiếm như Google và những phần mềm sở hữu riêng có thể chặt nhỏ bất cứ công việc nào và gửi một phần đến Boston, một phần đến Bangalore, một phần đến Bắc Kinh, tạo sự dễ dàng cho bất cứ ai tiến hành phát triển từ xa. Khi tất cả những thứ này đột nhiên đến cùng một lúc vào khoảng năm 2000, Nilekani nói, chúng “đã tạo ra một nền mà lao động trí tuệ, vốn trí tuệ có thể được giao từ bất cứ đâu. Những thứ này có thể được tách nhỏ, giao, phân phối, sản xuất và ráp lại cùng nhau lần nữa – và điều này đã cho cách làm việc của chúng ta một độ tự do hoàn toàn mới, đặc biệt công việc có tính chất trí tuệ. Và những gì anh đang nhìn thấy tại Bangalore ngày nay thực sự là đỉnh điểm của tất cả những điều trên kết hợp lại.”

Tại một điểm, tóm tắt các ẩn ý của tất cả điều này, Nilekani đã thốt ra một cụm từ cứ lảng vảng trong đầu tôi. Ông nói với tôi, “Tom, sân chơi đang được san phẳng”. Ý ông muốn nói là các nước như Ấn Độ bây giờ có khả năng cạnh tranh ngang nhau về lao động tri thức toàn cầu như chưa bao giờ có trước đây - và rằng tốt hơn nếu Hoa Kì sẵn sàng cho điều này. Khi tôi rời khu Infosys quay lại Bangalore tối hôm ấy và bị xe xóc suốt dọc đường ổ gà, tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về cụm từ đó: “Sân chơi đang được san phẳng”.

“Cái Nandan nói,” tôi nghĩ, “là sân chơi đang được san phẳng. Được san phẳng? Được san phẳng? Lạy Chúa, ông ta nói với tôi trái đất này phẳng!”

Tôi đã ở đây tại Bangalore – hơn 500 năm sau khi Columbus hướng về đường chân trời, tìm kiếm con đường ngắn hơn để tới Ấn Độ bằng những công nghệ hàng hải thô sơ của thời ông, và trở về an toàn để chứng minh dứt khoát rằng trái đất tròn – và một trong những kỹ sư tinh nhanh nhất Ấn Độ, được đào tạo tại học viện kỹ thuật hàng đầu của Ấn Độ và được hỗ trợ bởi những công nghệ hiện đại nhất hiện nay, đã nói với tôi rằng trái đất này phẳng, phẳng như màn hình mà trên đó ông ta có thể chủ trì cuộc họp của toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu của mình. Thậm chí lí thú hơn, ông còn biểu dương sự phát triển này như một cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của loài người và là một cơ hội to lớn cho Ấn Độ và thế giới – một sự thực đã làm cho thế giới của chúng ta phẳng!

Quá trình này đã xảy ra trong một thời gian dài, Toàn cầu hoá 1.0 (1492 đến 1800) đã co thế giới từ cỡ lớn về cỡ trung bình, và động lực trong thời đại đó là những quốc gia tiến hành toàn cầu hoá vì tài nguyên và sự xâm chiếm đế quốc. Toàn cầu hoá 2.0 (từ khoảng 1800 đến 2000) co thế giới từ cỡ trung bình về cỡ nhỏ, và những người dẫn đầu là các công ty tiến hành toàn cầu hoá vì thị trường và lao động. Toàn cầu hoá 3.0 (bắt đầu từ khoảng năm 2000) đang co thế giới từ cỡ nhỏ về cỡ tí hon và đồng thời san phẳng sân chơi. Và trong khi động lực trong toàn cầu hoá 1.0 là các quốc gia toàn cầu hoá, và trong toàn cầu hoá 2.0 là các công ty toàn cầu hoá, động lực trong toàn cầu hoá 3.0 – thứ khiến cho giai đoạn này có một tính cách độc nhất vô nhị - đó là những cá nhân và những nhóm nhỏ tiến hành toàn cầu hoá. Bây giờ các cá nhân phải, và có thể, đưa ra câu hỏi: tôi hợp với cạnh tranh toàn cầu và những cơ hội của thời nay ở chỗ nào, và làm sao tôi có thể, tự mình, cộng tác với những người khác trên toàn thế giới? Nhưng toàn cầu hoá 3.0 không những khác với các thời đại trước ở chỗ nó co và san phẳng thế giới ra sao và nó trao quyền cho những cá nhân như thế nào. Mà nó còn khác biệt so với toàn cầu hoá 1.0 và 2.0 ở chỗ hai giai đoạn này được tiến hành chủ yếu bởi những công ty và những quốc gia Âu Mỹ. Nhưng tiến về tương lai, điều này sẽ ngày càng ít đúng hơn. Toàn cầu hoá 3.0 không chỉ sẽ được lèo lái bởi những cá nhân mà cũng bởi các nhóm cá nhân – không Phương Tây, không da trắng - đa dạng hơn nhiều. Chúng ta sẽ thấy mọi mầu sắc của chiếc cầu vồng con người tham gia vào toàn cầu hoá 3.0.

“Ngày nay, thứ có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với tôi đó là sự thực rằng một đứa trẻ 14 tuổi ở Rumania hay Bangalore hay Liên Xô hay Việt Nam có tất cả thông tin, tất cả các công cụ, và tất cả những phần mềm dễ kiếm để ứng dụng tri thức bằng bất cứ cách nào chúng muốn”, Marc Andreesen, một đồng sáng lập của Netscape và người sáng tạo ra trình duyệt Internet thương mại đầu tiên, nói.“Đó chính là lý do vì sao tôi chắc chắn rằng Napster tiếp theo sẽ ra mắt từ sân trái. Khi khoa học sinh học ngày càng trở nên có tính tính toán nhiều hơn và ít về các phòng thí nghiệm ẩm ướt hơn và khi tất cả các dữ liệu về gen trở nên dễ kiếm hơn trên Internet, tại điểm nào đó bạn sẽ có thể thiết kế các vaccin trên máy tính xách tay của mình.”

Andreessen động chạm đến phần kích thích nhất của toàn cầu hoá 3.0 và sự san phẳng thế giới: sự thực rằng bây giờ chúng ta đang trong quá trình kết nối tất cả những nguồn tri thức trên thế giới lại với nhau. Chúng ta đã nếm trải một vài mặt trái của nó qua cách mà Osama bin Laden kết nối những nguồn kiến thức khủng bố lại với nhau thông qua mạng lưới Qaida của hắn, chẳng nói đến việc các hacker vị thành niên tung ra ngày càng nhiều những loại virus máy tính chết người đã và đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Nhưng mặt tốt chính là với sự kết nối tất cả những nguồn tri thức như vậy, chúng ta đang ở trên đỉnh của một kỷ nguyên mới khó tin nổi của sự cách tân, kỷ nguyên đó sẽ được lèo lái từ sân trái và sân phải, từ Tây và Đông và từ Bắc và Nam. Chỉ mới 30 năm trước thôi, nếu như bạn có một sự lựa chọn để được sinh ra làm một sinh viên loại B ở Boston hay là một thiên tài ở Bangalore hay Bắc Kinh, có lẽ bạn đã chọn Boston, bởi vì một thiên tài ở Bắc Kinh hay Bangalore không thể thực sự phát huy được tài năng của mình. Họ không thể plug and play [cắm và chơi] một cách toàn cầu. Không còn thế nữa. Không, khi thế giới là phẳng, và bất cứ ai với trí thông minh, tiếp cận đến Googgle và máy tính không dây rẻ tiền có thể tham gia vào cuộc tranh đua đổi mới.

Khi thế giới là phẳng, bạn có thể đổi mới mà không cần phải di cư. Điều này đang trở nên đáng quan tâm. Chúng ta sắp sửa chứng kiến sự phá huỷ đầy sáng tạo bằng các steroid.

Trái đất đã trở nên bằng phẳng thế nào, và làm sao nó lại diễn ra nhanh đến vậy?

Đó là kết quả của 10 sự kiện xảy ra cùng nhau trong các năm 1990 và đã hội tụ lại đúng vào khoảng năm 2000. Hãy để tôi điểm qua chúng một cách vắn tắt. Sự kiện đầu tiên là 9/11. Đúng như vậy - không phải 11 tháng 9 mà là ngày 9 tháng 11. Mùng 9 tháng 11 năm 1989, là ngày mà bức tường Berlin sụp đổ, đây là một sự kiện cực kỳ quan trọng bởi vì nó cho phép chúng ta nghĩ đến thế giới như một không gian duy nhất. “Bức tường Berlin đã không chỉ là một biểu tượng giữ người dân ở bên trong nước Đức, mà còn là một cách ngăn cản một loại tầm nhìn toàn cầu về tương lai của chúng ta,” nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Amaryta Sen đã nói. Và bức tường sụp xuống đúng khi windows [các cửa sổ] đi lên - sự đột phá của hệ điều hành Windows 3.0 của Microsoft, đã giúp làm phẳng sân chơi thậm chí nhiều hơn bằng tạo ra một giao diện máy tính toàn cầu, được giao hàng sáu tháng sau khi bức tường sụp đổ.

Ngày mấu chốt thứ hai là 9/8. Mùng 9 tháng 8 năm 1995, đó là ngày Netscape niêm yết trên thị trường chứng khoán, sự kiện này gây ra hai thứ quan trọng. Thứ nhất, nó đã mang lại sức sống cho Internet bằng cách cung cấp cho chúng ta một trình duyệt để thể hiện những hình ảnh và dữ liệu được lưu trữ trên các Web site. Thứ hai, việc chào bán cổ phần của Netscape đã châm ngòi cho cơn sốt dot-com, cơn sốt gây ra bong bóng dot-com, bong bóng gây ra sự đầu tư quá mức ồ ạt hàng tỉ dollar vào cáp quang viễn thông. Sự đầu tư quá mức đó, bởi các công ty như Global Crossing, đã dẫn đến, dù muốn hay không muốn, sự hình thành một hệ thống cáp quang toàn cầu dưới biển và dưới đất, và điều này đến lượt nó đã đẩy các chi phí truyền dẫn âm thanh, dữ liệu và hình ảnh hầu như xuống bằng không, tình cờ một sớm một chiều khiến cho Boston, Bangalore và Bắc Kinh trở thành những láng giềng sát vách. Tóm lại, cái mà cuộc cách mạng Netscape đã làm đó là nâng khả năng kết nối giữa con người với con người lên một mức hoàn toàn mới. Đột nhiên nhiều người hơn có thể kết nối với nhiều người khác hơn từ nhiều chỗ khác nhau hơn theo nhiều cách khác nhau hơn từng có trước đây.

Không có bất cứ quốc gia nào tình cờ được lợi từ sự kiện Netscape hơn Ấn Độ. “Ấn Độ không có tài nguyên hay hạ tầng cơ sở gì” Dinakar Singh, một trong những giám đốc quỹ tự bảo hiểm [hedge-fund] được tôn trọng nhất ở phố Wall nói, và bố mẹ của ông là những người đã có bằng tiến sĩ về hoá sinh tại trường Đại học Delhi trước khi di cư sang Mỹ. “Nó đã tạo ra người dân với chất lượng và bằng số lượng. Nhưng rất nhiều trong số họ đã mục rữa như rau cỏ tại những bến cảng Ấn Độ. Chỉ có một số rất ít có thể lên tàu và thoát khỏi. Chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa, bởi vì chúng ta đã xây dựng con tàu vượt đại dương này, được gọi là cáp quang. Trong hàng thập kỷ bạn phải rời khỏi Ấn Độ để trở thành chuyên gia. Bây giờ bạn có thể plug [cắm] vào thế giới từ Ấn Độ. Bạn không cần phải đi đến Yale và không cần phải làm việc cho Goldman Sachs.” Ấn Độ chẳng bao giờ có thể đủ khả năng chi trả cho dải băng thông để kết nối Ấn Độ có đầu óc với Mỹ có công nghệ cao, vì thế các cổ đông Mỹ chi trả cho việc đó. Vâng, đầu tư quá mức điên rồ có thể là tốt. Sự đầu tư quá mức vào đường sắt đã hoá ra là một lợi ích to lớn cho nền kinh tế Mỹ. “Nhưng sự đầu tư quá mức vào đường sắt chỉ giới hạn trong quốc gia riêng của bạn và các lợi ích cũng thế,” Singh nói. Trong trường hợp đường sắt kỹ thuật số, “những người ngoại quốc là những người được lợi.” Ấn Độ được một chuyến đi miễn phí.

Lần đầu tiên điều này trở thành sự thật đó là khi hàng nghìn kỹ sư Ấn Độ được tuyển mộ để giải quyết sự cố Y2K – năm 2000 – các lỗi máy tính ảnh hưởng đến những công ty trên khắp thế giới. ( Y2K phải là ngày quốc lễ ở Ấn Độ. Hãy gọi nó là “Indian Interdependence Day” [Ngày phụ thuộc lẫn nhau của người Ấn Độ], Michael Mandelbaum, một nhà phân tích chính sách đối ngoại tại Johns Hopkins, nói.) Sự thực rằng việc khắc phục sự cố Y2K được outsource cho những người Ấn Độ là do hai nhân tố làm phẳng đầu tiên này làm cho có thể, cùng với nhân tố thứ ba, mà tôi gọi là “workflow”. Workflow là phép tốc ký cho tất cả các ứng dụng phần mềm, những chuẩn mực và các đường truyền dẫn điện tử, như middleware [phần mềm trung gian giúp cho sự kết nối các phần mềm khác], cái kết nối tất cả những máy tính đó với cáp quang. Nói cách khác, nếu cách mạng Netscape đã kết nối người với người như chưa từng có trước đây, thì cái mà cuộc cách mạng workflow đã làm là kết nối các ứng dụng với các ứng dụng sao cho người dân ở khắp nơi trên thế giới có thể làm việc cùng nhau trong thao tác và nhào nặn từ ngữ, dữ liệu và hình ảnh trên máy tính như chưa từng có từ trước đến nay.

Thực vậy, sự đột phá về tính kết nối người-với-người và ứng dụng-với-ứng dụng đã tạo ra, nhanh và không ồn ào, thêm sáu cái làm phẳng nữa – sáu cách mới theo đó các cá nhân và các công ty có thể cộng tác dựa vào công việc và tri thức chung. Một trong số đó là “outsourcing”. Khi các ứng dụng phần mềm của tôi có thể kết nối trơn tru với tất cả những ứng dụng của bạn, nó có nghĩa là tất cả các loại công việc – từ kế toán đến viết phần mềm – đều có thể số hoá, chia nhỏ và chuyển tới bất kỳ nơi nào trên thế giới nơi công việc đó có thể được làm tốt hơn và rẻ hơn. Cái thứ hai chính là “offshoring” [làm ở ngoài lãnh thổ]. Tôi chuyển cả nhà máy của tôi từ Canton [bang] Ohio sang Canton [Quảng Đông], Trung Quốc. Cái thứ ba là “open–sourcing” [nguồn mở]. Tôi viết một hệ thống điều hành mới, Linux, bằng việc sử dụng những kỹ sư cộng tác với nhau trực tuyến và làm việc miễn phí. Cái thứ tư là “insourcing” [thuê làm bên trong]. Tôi để cho một công ty như UPS vào công ty tôi và tiếp quản toàn bộ hoạt động tiếp vận – tất cả mọi thứ từ điền thông tin vào đơn đặt hàng trực tuyến của tôi đến phân phát hàng hoá của tôi cho đến việc sửa chữa chúng cho các khách hàng khi chúng hỏng hóc. (Mọi người vẫn chưa có khái niệm về UPS làm gì ngày nay, bạn sẽ kinh ngạc cho mà xem!) Cái thứ năm đó là “Supply-chaining” [xâu chuỗi cung]. Đây là một nét đặc biệt của Wal–Mart. Tôi tạo ra một chuỗi cung toàn cầu cho tận tới nguyên tử cuối cùng của tính hiệu quả sao cho nếu tôi bán một món ở Arkansas, thì một món khác được sản xuất ngay lập tức ở Trung Quốc. (Giả như nếu Wal-Mart là một quốc gia, thì nó sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc). Dạng mới cuối cùng của sự cộng tác mà tôi gọi là “informing” [cấp tin], đó chính là Google, Yahoo và MSN Search, những công cụ tìm kiếm mà hiện nay cho phép bất kỳ ai cộng tác với, và khai thác, dữ liệu không có giới hạn tất cả do chính mình.

Như thế ba cái làm phẳng đầu tiên đã tạo nên một nền mới cho sự cộng tác, và sáu cái tiếp theo là những hình thức cộng tác mới đã làm phẳng thế giới thậm chí nhiều hơn. Cái làm phẳng thứ 10 được tôi gọi là các “steroid” và những cái này là truy cập không dây và âm thanh trên giao thức Internet (voice over Internet Protocol - VoIP). Cái các steroid làm là nạp nhanh [turbocharge] tất cả các hình thức cộng tác mới này, vì thế bây giờ bạn có thể thực hiện bất cứ hình thức nào trong số chúng, từ bất cứ đâu, với bất kỳ thiết bị nào.

Thế giới trở nên phẳng khi tất cả 10 cái làm phẳng này hội tụ nhiều hình thức cộng tác về nghiên cứu và làm việc trong thời gian thực quanh năm, mà không cần để ý đến địa lý, khoảng cách hay, trong tương lai gần, thậm chí ngôn ngữ. “Chính sự tạo ra platform này [cái nền này], với các thuộc tính độc nhất này, là sự đột phá bền vững quan trọng thật sự khiến cho cái bạn gọi là sự làm phẳng thế giới là có thể”, Craig Mundie tổng giám đốc kỹ thuật của Microsoft đã nói.

Không, chưa phải mọi người đã có thể tiếp cận đến platform này, nhưng hiện nay nó đang rộng mở cho cho nhiều người hơn ở nhiều nơi khác nhau hơn trong nhiều ngày hơn và bằng nhiều cách hơn bất kỳ hình thức nào giống như nó đã từng có trong lịch sử – cho dù đó là thế giới báo chí, với những người truy cập mạng (bloggers) đã hạ bệ Dan Rather, hay trong thế giới phần mềm, với những nhà viết mã Linux làm việc trên các diễn đàn trực tuyến miễn phí để thách thức Microsoft; hay thế giới kinh doanh, nơi những người đổi mới Ấn Độ và Trung Quốc đang cạnh tranh chống lại và cộng tác với một số tập đoàn xuyên quốc Phương Tây tiên tiến nhất – các hệ thống thứ bậc đang được san phẳng và giá trị được tạo ra ngày càng ít hơn bên trong các silo theo phương thẳng đứng [các tổ chức thứ bậc dọc] và ngày càng nhiều thông qua sự cộng tác theo phương nằm ngang trong phạm vi các công ty, và giữa các công ty và giữa các cá nhân.

Có phải bạn gợi lại “cuộc cách mạng công nghệ thông tin” mà báo chí kinh doanh đã tung ra trong 20 năm qua? Thật buồn để nói cho bạn điều này, nhưng đó chỉ mới là phần mở đầu. 20 năm vừa qua mới chỉ là bận việc rèn, mài sắc và phân phối tất cả các công cụ mới để kết nối và cộng tác. Và hiện giờ cuộc cách mạng thông tin sắp bắt đầu khi tất cả những sự bổ sung lẫn nhau giữa các công cụ cộng tác đó bắt đầu hội tụ. Carly Fiorina, cựu CEO của Hewlett–Packard là một trong số những người đầu tiên gọi giây phút này bằng tên thật của nó, năm 2004 bà đã tuyên bố trong bài diễn thuyết trước công chúng của mình rằng sự bùng nổ và phá sản dot-com đã chỉ “là sự kết thúc của phần đầu”. 25 năm vừa qua trong công nghệ, Fiorina nói, mới chỉ là “hoạt động khởi động” mà thôi. Bây giờ chúng ta đang tiến vào sự kiện chính, bà nói, “và với sự kiện chính đó, tôi muốn nói đến một kỷ nguyên trong đó công nghệ thực sự biến đổi mọi khía cạnh của kinh doanh, của chính phủ, của xã hội, của cuộc sống.”

Cứ như sự san phẳng này vẫn chưa đủ, một sự hội tụ khác không kém phần quan trọng đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong suốt những năm 1990. Khoảng ba tỷ người bị loại khỏi trò chơi đã đi, và thường chạy trên sân chơi. Tôi đang nói đến những người sống ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Đông Âu, Mỹ La Tinh và Trung Á. Hệ thống chính trị và kinh tế của những nước này tất cả đã mở cửa trong các năm 1990, do đó nhân dân của họ ngày càng tự do hơn để tham gia thị truờng tự do. Và khi nào ba tỷ người này hội tụ với sân chơi mới và với các quá trình kinh doanh mới? Ngay khi nó được san phẳng, ngay khi hàng triệu người trong số họ có thể cạnh tranh và và cộng tác với nhau một cách ngang bằng hơn, theo chiều ngang hơn và với các công cụ rẻ hơn và dễ kiếm hơn. Thực vậy, nhờ sự làm phẳng thế giới, nhiều trong số những người tham gia mới này thậm chí không phải ra khỏi nhà để tham gia. Nhờ 10 cái làm phẳng, sân chơi đã đến với họ!

Chính sự hội tụ này – của những người chơi mới, trên một sân chơi mới, phát triển các qui trình mới cho sự cộng tác theo chiều ngang – tôi tin là lực lượng quan trọng nhất định hình lại nền kinh tế và chính trị toàn cầu trong những năm đầu thế kỷ 21. Chắc chắn, không phải tất cả ba tỷ người đó có thể cộng tác và cạnh tranh. Thực ra, đối với hầu hết mọi người trái đất vẫn chưa phẳng chút nào. Nhưng thậm chí nếu chúng ta chỉ nói đến khoảng 10 phần trăm, đấy là 300 triệu người – cỡ khoảng gấp đôi lực lượng lao động Mỹ. Và hãy thận trọng: những người Ấn Độ và Trung Quốc không chạy đua với chúng ta đến đáy. Họ chạy đua với chúng ta đến tận đỉnh. Điều mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc thực sự muốn đó là thế hệ mới của đồ lót và cánh máy bay không những chỉ được “sản xuất tại Trung Quốc” mà còn được “thiết kế tại Trung Quốc”. Và đó là nơi sự việc đang hướng tới. Và trong 30 năm chúng ta sẽ đi từ “bán tại Trung Quốc” đến “sản xuất tại Trung Quốc” tới “ thiết kế tại Trung Quốc” và cho tới “Tưởng tượng ra tại Trung Quốc” - hay từ một Trung Quốc như một người cộng tác với các nhà sản xuất toàn cầu không dựa trên cái gì cả đến một Trung Quốc như một người cộng tác có chi phí thấp, chất lượng cao, và siêu hiệu quả với các nhà sản xuất toàn cầu trên mọi lĩnh vực. Với Ấn Độ cũng như vậy. Craig Barrett, chủ tịch hội đồng quản trị Intel đã nói, “Bạn không đưa ba tỷ người vào nền kinh tế thể giới qua một đêm mà không có những hậu quả khổng lồ, đặc biệt là từ ba xã hội có những di sản giáo dục phong phú” như Ấn Độ, Trung Quốc, và Nga.

Đó là vì sao không có gì đảm bảo rằng người Mỹ và Tây Âu sẽ tiếp tục dẫn đường. Những người chơi mới này đang bước lên trên sân chơi không bị vướng vào di sản, có nghĩa là rất nhiều trong số họ đã ở xa đằng sau đến mức họ có thể vượt thẳng đến những công nghệ mới mà không phải lo lắng về tất cả những chi phí lắng chìm của các hệ thống cũ. Nó có nghĩa là họ có thể tiến rất nhanh để chấp nhận những công nghệ mới, tiên tiến, đó là vì sao hiện nay điện thoại di động được dùng ở Trung Quốc đã nhiều hơn dân số Mỹ rồi.

Nếu như bạn muốn đánh giá đúng loại thách thức chúng ta đang đối mặt, hãy để tôi chia sẻ với bạn hai cuộc nói chuyện. Một cuộc với một vài nhân viên Microsoft dính líu đến việc thành lập trung tâm nghiên cứu của Microsoft tại Bắc Kinh, Trung tâm nghiên cứu Microsoft Châu Á, khai trương năm 1998 – sau khi Microsoft gửi các nhóm đến các trường đại học Trung Quốc để thực hiện kiểm tra IQ nhằm tuyển mộ những bộ não thông minh nhất trong 1,3 tỷ người Trung Quốc. Từ 2000 sinh viên kỹ thuật và khoa học được kiểm tra, Microsoft đã thuê 20 người. Họ có tiếng nói ở Microsoft về trung tâm Châu Á của họ, điều đó lột tả được cường độ cạnh tranh để có được một việc làm ở đó và giải thích vì sao nó đã là một nhóm nghiên cứu có năng suất nhất ở Microsoft: “Hãy nhớ rằng, ở Trung Quốc, nếu bạn là một trong một triệu người, thì vẫn có 1.300 người khác đúng như bạn.”

Cuộc khác là cuộc nói chuyện của tôi với Rajesh Rao, một nhà doanh nghiệp trẻ Ấn Độ người thành lập một công ty trò chơi điện tử ở Bangalore, người hiện nay đang giữ bản quyền sử dụng hình ảnh của Charlie Chaplin trong các trò chơi máy tính di động. “Chúng tôi không thể nghỉ ngơi”, Rao nói, “Tôi nghĩ trong trường hợp nước Mỹ đó là cái xảy ra một chút. Hãy nhìn tôi đây: tôi là người Ấn Độ. Trước đây chúng tôi đã ở một trình độ rất khác về mặt công nghệ và kinh doanh. Nhưng một khi chúng tôi thấy mình đã có hạ tầng cơ sở biến thế giới thành một chỗ nhỏ, chúng tôi ngay lập tức cố gắng sử dụng nó một cách tốt nhất. Chúng tôi đã thấy ở đó rất nhiều việc mình có thể làm. Chúng tôi tiến lên phía trước, và hiện nay những gì chúng ta chứng kiến là kết quả của điều đó. Không có thời gian cho nghỉ ngơi. Điều đó đã qua rồi. Có hàng tá người đang làm cùng một công việc mà bạn đang làm, và họ đang cố gắng làm tốt hơn. Nó giống như nước trong một cái khay: bạn lắc nó, và nó sẽ tìm được đường ít cản trở nhất. Đó là cái sẽ xảy ra với rất nhiều việc làm – chúng sẽ đi đến xó xỉnh đó của thế giới nơi có ít cản trở nhất và nhiều cơ hội nhất. Nếu có một người có kĩ năng ở Timbuktu, anh ta sẽ có việc làm nếu anh ta biết làm thế nào để tiếp cận đến phần còn lại của thế giới, một việc khá dễ hiện nay. Bạn có thể dựng một Web site và có một địa chỉ e-mail và bạn đã chuẩn bị xong và bắt đầu hoạt động. Và nếu bạn có khả năng chứng tỏ công việc của mình, dùng cùng hạ tầng cơ sở đó, và nếu người ta yên tâm cho bạn công việc và nếu bạn chăm chỉ và trong sạch trong các giao dịch của mình, thì bạn đang kinh doanh”.

Thay cho than phiền về outsourcing, Rao nói, Người Mỹ và Tây Âu “tốt hơn hết nên nghĩ làm thế nào để nâng xà của mình lên và nâng bản thân mình lên để làm việc gì đó tốt hơn. Người Mỹ đã kiên định dẫn đầu về đổi mới trong cả thế kỷ trước. Người Mỹ rên rỉ than vãn - chúng ta chưa từng thấy bao giờ.”

Rao nói đúng. Và đây là thời điểm chúng ta phải tập trung. Với tư cách là một người trưởng thành trong thời chiến tranh lạnh, tôi luôn nhớ lái xe trên đường cao tốc và nghe radio, khi tiếng nhạc vụt tắt và một giọng nói nghiêm khắc nói trực tiếp trong radio: “Đây là một cuộc thử nghiệm. Đài phát thanh đang tiến hành một cuộc thử nghiệm Hệ thống Cảnh báo trên sóng truyền thanh”. Và tiếp theo sau đó là 20 giây còi báo động chói tai. Thật may, chúng ta đã không bao giờ phải trải qua dù một giây trong chiến tranh lạnh khi phát thanh viên thông báo, “Đây không phải là một cuộc thử nghiệm”.

Đó, tuy vậy, chính xác là cái tôi muốn nói ở đây: “Đây không phải là một cuộc thử nghiệm”

Những cơ hội và thách thức dài hạn mà sự san phẳng trái đất đặt ra trước nước Mỹ là rất sâu rộng. Do vậy, khả năng của chúng ta để vượt qua bằng làm việc theo cách chúng ta đã làm - tức là không luôn luôn làm giàu thêm cái món nước xốt bí mật của chúng ta - sẽ không còn đủ nữa. “Đối với một quốc gia giàu có như chúng ta, thật đáng kinh ngạc khi chúng ta hành động ít đến thế nào để tăng cường khả năng cạnh tranh vốn có của mình,” Dinakar Singh, vị giám đốc hedge-fund người Mỹ gốc Ấn, nói. “Chúng ta đang sống trong một thế giới có một hệ thống hiện nay cho phép sự hội tụ giữa nhiều tỷ người, và tốt hơn hết chúng ta nên lùi lại để tìm hiểu xem nó có nghĩa là gì. Sẽ là một sự trùng hợp thú vị nếu như tất cả mọi thứ đã từng đúng trước đây hiện nay vẫn còn đúng, nhưng có hơi nhiều thứ bạn thực sự phải làm khác đi. Cần phải có một cuộc thảo luận quốc gia sâu sắc hơn rất nhiều”.

Nếu thời điểm này có bất cứ sự tương tự nào trong lịch sử Mỹ mới đây, đó chính là đỉnh điểm của chiến tranh lạnh, khoảng 1957, khi Liên Xô vượt qua Mỹ trong cuộc đua không gian bằng việc phóng thành công vệ tinh Spunik. Và thách thức thực sự khi đó đến từ những nước muốn xây các bức tường ngăn; thách thức chính của người Mỹ ngày nay đến từ sự thực là các bức tường đó đã bị sụp đổ và hiện nay có nhiều người khác nữa có thể cạnh tranh và cộng tác với chúng ta một cách trực tiếp hơn nhiều. Thách thức chính trong thế giới đó đã là từ các nước thực hành chủ nghĩa cộng sản cực đoan, cụ thể là Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Thách thức chính đối với người Mỹ ngày nay là từ các nước thực hành chủ nghĩa Tư bản cực đoan, cụ thể là Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Triều Tiên. Mục tiêu chính trong thời kỳ trước là xây dựng một quốc gia hùng mạnh, mục tiêu chính trong thời kỳ này là xây dựng những cá nhân hùng mạnh. Đương đầu với những thách thức của chủ nghĩa san phẳng đòi hỏi một đáp ứng toàn diện, mạnh mẽ và tập trung như đáp ứng đã đương đầu với chủ nghĩa cộng sản. Nó đòi hỏi một vị tổng thống có thể tập hợp quốc gia để chịu khó làm việc hơn, trở nên thông minh hơn, thu hút nhiều thanh niên hơn đến với khoa học và kỹ thuật và xây dựng một hạ tầng cơ sở băng thông rộng, một hệ thống trợ cấp hưu trí và chăm sóc sức khoẻ linh động có thể giúp mọi công dân Mỹ trở nên có thể dùng được hơn ở một thời đại trong đó không ai có thể đảm bảo cho bạn công ăn việc làm suốt đời.

Chúng ta đã chậm trễ để đối phó với các thách thức của chủ nghĩa san phẳng mới, ngược lại đối với chủ nghĩa cộng sản, có lẽ bởi vì chủ nghĩa san phẳng không dính đến các tên lửa xuyên lục địa nhắm vào các thành phố của chúng ta. Quả thực, đường dây nóng, được dùng để kết nối điện Kremlin với Nhà Trắng, đã được thay thế bằng đường dây trợ giúp, để nối mọi người ở Mỹ với các trung tâm trợ giúp ở Bangalore. Trong khi đầu bên kia của đường dây nóng đã có thể là Leonid Breznhev với những lời đe dọa chiến tranh hạt nhân, thì ở đầu bên kia của đường dây trợ giúp chỉ là một giọng nói nhẹ nhàng và sẵn lòng giúp đỡ để sắp xếp hoá đơn thanh toán AOL của bạn hay hợp tác với bạn về một mẩu phần mềm mới. Không, giọng nói đó không hề có chút nào sự đe doạ của Nikita Khrushchev đập giày lên bàn tại Liên Hợp Quốc, và nó không hề có chút nào tiếng hằm hè đầy sát khí của những tên bất lương trong băng “From Russia with love” (Từ nước Nga với tình yêu). Không, giọng nói trên đường dây trợ giúp đó chỉ là lời nhẹ nhàng du dương và thân thiện của người Ấn Độ đã che lấp bất cứ cảm giác nào về đe doạ và thách thức. Nó đơn giản nói: “Xin chào, tôi là Rajiv. Tôi có thể giúp bạn?”

Không, Rajiv, thực sự bạn không thể. Khi đến phản ứng với những thách thức của thế giới phẳng, thì không có đường dây trợ giúp nào chúng ta có thể gọi. Chúng ta phải đào sâu vào chính mình. Chúng ta ở nước Mỹ có đủ tất cả những công cụ kinh tế và giáo dục cơ bản để làm việc đó. Nhưng chúng ta đã không cải thiện các công cụ đó ở mức độ chúng ta phải làm. Đó là lý do tại sao chúng ta ở trong cái mà Shirley Ann Jackson, chủ tịch năm 2004 của Hội vì sự Tiến bộ khoa học Mỹ và hiệu trưởng của Học viện Bách khoa Rensslaer, gọi là một “cuộc khủng hoảng thầm lặng” – một cuộc khủng hoảng ăn mòn một cách chậm rãi nền tảng khoa học và kỹ thuật của Mỹ.

“Nếu không được kiềm chế”, Jackson, người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có bằng tiến sĩ về vật lý từ M.I.T. nói, “điều này sẽ thách thức tính ưu việt và khả năng đổi mới của chúng ta”. Và đó chính là khả năng của chúng ta để liên tục đổi mới các sản phẩm mới, các dịch vụ và những công ty mà đã là nguồn của sự sung túc và của một tầng lớp trung lưu không ngừng mở rộng của Mỹ trong hai thế kỷ qua. Cuộc khủng hoảng thầm lặng này là sản phẩm của ba lỗ hổng đang gây bệnh dịch cho xã hội Mỹ hiện nay. Thứ nhất là một “lỗ hổng tham vọng.” So với thanh niên Ấn Độ và Trung Quốc đầy nghị lực, quá nhiều bạn trẻ Mỹ đã trở nên quá lười biếng. Như David Rothkopf, cựu viên chức Bộ Thương mại thời Clinton, diễn đạt, “Cái quyền thực sự mà chúng ta cần phải thoát khỏi chính là cảm giác của chúng ta về quyền được”. Thứ hai, chúng ta có rất nhiều lỗ hổng hình thành. Chúng ta không đào tạo đủ kỹ sư và nhà khoa học. Chúng ta đã từng trám những lỗ hổng này lại bằng cách nhập khẩu họ từ Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng trong một thế giới phẳng, mọi người có thể ở nhà và cạnh tranh với chúng ta, và trong thế giới hậu 11 tháng 9 này, nơi mà chúng ta đang điên cuồng không cho nhiều trong số các trí thức được chọn lọc hiệp đầu trên thế giới vào Mỹ vì những lý do an ninh bị cường điệu hoá, chúng ta không còn có thể lấp được lỗ hổng đó. Đó là lý do chủ yếu vì sao các công ty ngó ra nước ngoài. Số lượng không có ở đây. Và cuối cùng chúng ta đang mở rộng một lỗ hổng giáo dục. Có một chút bí mật bẩn thỉu mà không Tổng giám đốc nào muốn nói cho bạn biết: họ không chỉ outsourcing để tiết kiệm về tiền lương. Họ làm điều đó bởi vì họ thường có được những người có kĩ năng tốt hơn và có năng suất hơn các công nhân Mỹ của họ.

Đấy là một số lý do mà Bill Gates, chủ tịch của Microsoft, đã cảnh báo tại hội nghị các uỷ viên hội đồng quản trị [trường đại học] trong diễn văn ngày 26 tháng 2 rằng hệ thống giáo dục trung học của Mỹ đã “lỗi thời”. Như Gates diễn đạt: “Khi tôi so sánh các trường trung học của chúng ta với những gì tôi đã thấy khi tôi ra nước ngoài, tôi cảm thấy lo sợ cho lực lượng lao động tương lai của chúng ta. Về toán học và khoa học, học sinh lớp bốn của chúng ta thuộc trong số những học sinh hàng đầu trên thế giới. Khi lên đến lớp tám, chúng thuộc hạng trung bình. Và khi lên đến lớp 12, những học sinh Mỹ đứng gần cuối trong tất cả những nước công nghiệp…. Phần trăm dân số có bằng cao đẳng là quan trọng, nhưng con số tuyệt đối cũng quan trọng không kém. Vào năm 2001, tại Ấn Độ số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nhiều hơn Mỹ khoảng một triệu người. Số sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp với bằng cử nhân gấp đôi ở Mỹ, và gấp sáu lần về số sinh viên tốt nghiệp chuyên nghành kỹ thuật. Trong cuộc cạnh tranh quốc tế để có cung lớn nhất và tốt nhất về lao động trí óc, nước Mỹ đang tụt lại đằng sau.”

Chúng ta cần phải hành động ngay lập tức. Phải mất khoảng 15 năm để đào tạo được một kỹ sư giỏi, bởi vì, thưa quí ông quí bà, đấy thực sự là khoa học tên lửa. Vì vậy hỡi các ông bố bà mẹ, hãy vứt Game Boy đi, tắt TV và bắt con cái làm việc. Đấy chẳng phải là những lời đường mật, trong một thế giới phẳng, mọi cá nhân sẽ phải chạy nhanh hơn một chút nếu anh ta (hay cô ta) muốn tăng mức sống của mình lên. Khi tôi còn đang lớn, bố mẹ thường nói với tôi: “Tom, ăn hết phần cơm tối của con đi, người ta đang chết đói ở Trung Quốc đấy”. Nhưng sau khi du hành tới tận bên rìa của thế giới phẳng này trong một năm, bây giờ tôi bảo với con gái tôi rằng, “Con gái, làm xong bài tập của con đi, những người ở Trung Quốc và Ấn Độ đang thèm khát công việc của con đó.”

Tôi xin lặp lại, đây không phải là một cuộc thử nghiệm. Đây là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng mà nó sẽ không còn thầm lặng lâu nữa đâu. Và như nhà kinh tế học Paul Romer ở Stanford đã nói một cách rất đúng, “Bỏ phí một khủng hoảng là điều thật kinh khủng.”

3D show: Diesel 'Liquid Space' Holographic Fashion Show

What is beautiful and creative 3D show!
It is slow but you can let it run at first times. Then, replay it and
see the people behind the curves, the actors/actresses were moving inside 3D show.

Full (~17m):



Only Part 2 (~9m):

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2007

Tính vị tha

- Khi Lauren (người mà càng lớn tuổi càng lý tưởng hóa cuộc sống) nói về chuyện người yêu cũ cắt đứt quan hệ với mình:

"Em đã hiểu rằng một trong những phẩm chất cơ bản để hai người sống chung là tính vị tha.... Hai người muốn chia sẻ một phần cuộc đời thì hãy đừng tin và đừng làm cho đối tượng tin rằng họ đang bước vào một mối quan hệ nghiêm túc nữa nếu họ chưa thực sự sẵn sàng trao gửi tình cảm. Nếu ai cũng nghĩ đến mình thì làm sao tìm được hạnh phúc. Hoặc là mình phải cho, hoặc là mình được nhận, chỉ có thế thôi..."

-- MARC LEVY

Sự bất lực thường sinh ra nỗi sợ hãi

Bà Lili nói với Arthur khi còn bé: "Một phần nghệ thuật sống tùy thuộc vào khả năng đánh bại sự bất lực của chúng ta. Không dễ đâu, con ạ, bởi vì sự bất lực thường sinh ra nỗi sợ hãi. Nó sẽ tiêu diệt phản ứng của chúng ta, trí thông minh của chúng ta, sự khôn ngoan của chúng ta và nó sẽ mở cửa cho sự yếu đuối lọt vào tâm hồn chúng ta... Nỗi sợ hãi thì nhiều lắm... Con hãy suy nghĩ kỹ, rồi quyết định dứt khoát, rồi hành động ngay lập tức... Đừng mất thời giờ hoài nghi, sự hèn nhát không dám chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình sẽ dẫn đến nỗi bất bình của cuộc sống..."
--MARC LEVY

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2007

CRM: Cài đặt chưa hẳn... đã xong

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của giải pháp quản trị quan hệ khách hàng (KH) (CRM – Customer Relationship Management) trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, không phải bất cứ CRM nào triển khai cũng thu được thành công.

Trên thế giới, 75% DN thất bại trong ứng dụng CRM. Hơn một nửa trong số công ty đầu tư vào CRM tỏ ra thất vọng. Ông Nick Hewson, một diễn giả trong cuốn sách "Guidelines for successful CRM implementation" cho biết, 30-40% CRM thất bại ở mức chiến thuật, 60% thất bại trong chiến lược triển khai. Việc nhìn nhận đúng đắn CRM ở các góc độ khác nhau sẽ làm giảm rủi ro đầu tư đối với DN ứng dụng.

Nhìn nhận đúng về CRM

Để nhìn nhận rõ CRM, chúng ta quay lại lịch sử phát triển của phần mềm (PM) này. Tiền đề của CRM là chương trình PIM (Personal Information Manager - Quản lý thông tin cá nhân). Giống như một cuốn nhật ký điện tử, PIM được dùng để quản lý tên, địa chỉ, điện thoại, thời gian và những thông tin cá nhân khác. Giới hạn của PIM là nó không áp dụng được vào môi trường kinh doanh nơi mà mọi người cùng chia sẻ thông tin. Từ nhu cầu đó, PIM phát triển thành CMS (Contact Management System - Hệ thống quản lý giao tiếp) dựa vào đó những người bán hàng, marketing có thể cùng sử dụng và khai thác thông tin chung. Từ CMS người ta phát triển thành SFA (Sales Force Automation) để tự động hóa các tác vụ bán hàng. Đây cũng là nền tảng cơ bản của CRM ngày nay.

CRM theo định nghĩa hiện nay là PM quản lý các giao tiếp giữa công ty với khách hàng (KH). Cái mà CRM mang lại là những thông tin chi tiết về mỗi KH và các tương tác với KH từ đó có một cái nhìn tổng quát giúp công ty xây dựng mối quan hệ tối ưu với KH.

Cùng chia sẻ quan điểm trên, ông Andi Wood, giám đốc điều hành GI Insight, một công ty chuyên tư vấn về marketing, cho rằng cần phân biệt rõ 2 loại thông tin KH, gồm: thông tin đặc tả (descriptive information) và thông tin hành vi (behavioural information). Thông tin hành vi thường là các thông tin về giao dịch mua bán, là cơ sở cho việc nghiên cứu KH, đưa ra các chiến lược kinh doanh. Vấn đề chính là làm thế nào liên kết thông tin hành vi với đặc tả KH. Ví dụ liên kết các thuộc tính giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, sở thích, nguyện vọng, văn hóa, nơi sinh sống... với việc mua hàng, giao dịch đã xảy ra và số liệu thống kê đó sẽ là cơ sở để định hướng chiến lược KH cho DN.

Cài đặt chưa hẳn... là xong

Một CRM hiệu quả không chỉ là việc cài đặt gói PM vào là xong. Sự nhìn nhận đúng đắn về CRM là bước sống còn để có được một chính sách CRM tích cực và hiệu quả. Nhìn nhận này bao gồm: đào tạo nhân viên, điều chỉnh quy trình hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng nhu cầu của KH và chấp nhận sự ràng buộc với hệ thống CNTT như PM, phần cứng, hoặc một dịch vụ CNTT.

Paul Greenberg, một chuyên gia nổi tiếng về CRM, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất về CRM "The speed of light: Essential Customer Strategy for 21 century", đã đặt vấn đề: Công ty có một hệ thống tài chính kế toán, vậy có nên yêu cầu CRM phải tích hợp với hệ thống này hay tìm một CRM phù hợp rồi mới tính tới việc tương thích? Có người cho rằng, sẽ rất đơn giản nếu như chọn nhà cung cấp CRM đã cung cấp hệ thống kế toán cho mình. Tuy nhiên, ông Paul cho rằng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Hệ thống kế toán thường chạy trên client/server, nhưng CRM lại chạy trên dịch vụ web (web-services based) hay trên một cấu trúc hướng dịch vụ (Service-Oriented architecture). Cùng một nhà cung cấp nhưng sẽ có những kiến trúc khác nhau. Vì vậy, việc tích hợp hệ thống là cần phải làm, nhưng không có nghĩa phải mua từ một nhà cung cấp.

Có người nói sẽ tốt hơn nếu được chạy thử trước PM CRM. Thực tế không phải nhà cung cấp nào cũng chấp nhận việc đó. Nên lưu ý, thử nghiệm CRM cũng cần tới chi phí, gồm bản quyền, cài đặt, mua thiết bị, sửa đổi module theo yêu cầu... Trong khi phiên bản thử nghiệm không hẳn giống hoàn toàn sản phẩm chính thức, hoặc có thể chỉ cho phép số ít người sử dụng. Ngoài ra, việc thử nghiệm chương trình chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác, ví dụ phòng kinh doanh. Tóm lại, thử nghiệm nói chung là tốt nhưng thực sự không dễ đánh giá vì một hệ thống CRM triển khai thành công phải có sự tham gia của nhiều người và cần có thời gian. Ông Paul cho rằng, mua CRM không có nghĩa là mua PM mà thực ra là mua đối tác, tức là cần sự hợp tác toàn diện hơn.

Làm sao để triển khai thành công

Nhiều công ty đầu tư vào CRM tỏ ra thất vọng về kết quả CRM mang lại, bên cạnh rất nhiều công ty thành công trong kinh doanh nhờ đầu tư CRM. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi, theo những nhà nghiên cứu sâu về CRM, là do nhiều công ty chưa chú trọng tới vấn đề tổ chức, thường bắt nguồn từ con người, sẽ nảy sinh khi triển khai CRM. Thông thường người bán hàng sẽ cố ý phản kháng, gây khó khăn, viện lý do hoặc thậm chí từ chối sử dụng PM. Để giải quyết, ban lãnh đạo phải xác định CRM như một khoản tiền đầu tư và đó là một chi phí cơ hội. Cũng giống như sản phẩm hay dịch vụ khác, giá trị của nó cần xác định một cách rõ ràng và phải được tuyên truyền, hỗ trợ sau khi thiết lập. Chỉ khi người sử dụng hiểu rõ lợi ích hệ thống mang lại cho công ty và cho chính công việc của mình, họ mới nhiệt tình ủng hộ.


Ông Goerge Brandon, giám đốc tư vấn quản lý của Thomson Elite, đã đưa ra 5 việc cần làm để triển khai thành công, đó là:

• Tạo môi trường văn hoá công ty tốt để mọi người tham gia sử dụng CRM có thể chia sẻ thông tin.
• Đặt ra các mục tiêu thực tế cho CRM
• Thực hiện và duy trì sự hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo.
• Phân tích các quy trình công việc từ đó xây dựng CRM.
• Lựa chọn đúng đối tác.

CIO với Outsourcing

Tháng 11/2003 hãng Motorola ký một hợp đồng trị giá 1,6 tỷ đô la và thời hạn 10 năm với hãng CSC. Theo đó, từ năm 2004, toàn bộ dịch vụ hỗ trợ người dùng về máy tính cá nhân và mạng của Motorola sẽ được nhân viên CSC thực hiện. Kiểu hợp đồng này được gọi là “thuê ngoài” (outsourcing). Hợp đồng giữa Motorola và CSC là một “siêu hợp đồng”. Từ khoảng 5 - 6 năm nay, những “siêu hợp đồng” như thế đã dần trở thành quen thuộc trong giới làm ăn quốc tế. Riêng trong năm 2004, trên thế giới đã có 25 “siêu hợp đồng” outsourcing trị giá hơn một tỷ đô la được ký kết. Có thể bạn chưa biết, nhưng nhiều đại gia quốc tế quen thuộc ở Việt Nam như các hãng: Siemens, Nortel; P&G (dầu gội Pantene, bột giặt Tide); các ngân hàng như Citibank, Hongkong Shanghai (HSBC), ABN Amro... cũng đã từ lâu outsourcing các hoạt động quản lý hệ thống công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) nội bộ. Theo hãng nghiên cứu Datamonitor và Everest Group, năm 2004, tổng giá trị các hợp đồng outsourcing toàn cầu tăng 37% so với năm 2003 và đạt mức kỷ lục 163 tỷ đô la. Họ cũng kết luận khuynh hướng này sẽ tiếp diễn trong nhiều năm tới.

Outsourcing chia thành nhiều loại. Bài báo này chủ yếu nói về outsourcing các dịch vụ quản trị mạng và hỗ trợ người dùng (network and desktop outsourcing), một loại outsourcing có tiềm năng rất lớn nhưng còn ít được biết đến tại Việt Nam. Trong các phần tiếp theo, khi dùng chữ outsourcing chúng tôi muốn nói đến loại outsourcing này.

Bài toán lợi ích và chi phí

Ngoại trừ các công ty làm về CNTT, với các doanh nghiệp (DN) khác, CNTT là một lĩnh vực khá phức tạp. Sự phát triển chóng mặt của CNTT khiến chỉ những chuyên gia chuyên sâu mới được cập nhật. Khi tự xây dựng hệ thống dịch vụ CNTT, DN cần đầu tư những khoản lớn để có được những chuyên gia như vậy, dù tốn kém nhưng vẫn không giải quyết được một số vấn đề:

1. Chuyên môn: nói chung, phòng CNTT trong DN thường có ít người (khoảng 1-5% tổng số nhân viên). Do đó, họ không có nhiều đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm. Khi DN cần nâng cấp hệ thống CNTT-TT, các nhân viên phòng CNTT thường không tự làm được nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm quá khứ.

2. Hiệu suất sử dụng: có một nghịch lý là DN càng đầu tư bài bản và đồng bộ vào hệ thống CNTT (tức giảm thiểu sự mất ổn định và hỏng hóc của hệ thống) thì hiệu suất sử dụng phòng tin học càng giảm, vì họ ít phải làm việc. Song, cũng không thể bỏ bớt nhân sự của phòng tin học vì khi xẩy ra sự cố sẽ thiếu nguồn lực. Hiệu suất sử dụng thấp làm giảm hiệu quả đầu tư vào bộ phận CNTT.

3. Dự phòng: với lực lượng hạn hẹp, phòng CNTT thường có vấn đề khi một - hai nhân viên chủ chốt nghỉ phép, ốm hoặc chuyển đi. Nhất là khi nhân viên nghỉ việc, DN sẽ có một thời kỳ rất khó khăn khi người mới đến chưa quen với hệ thống.

4. Tâm lý: khác với nhân viên CNTT ở các công ty kinh doanh về CNTT, nhân viên CNTT trong DN ở các ngành khác ít có cơ hội thăng tiến, vì phòng CNTT chỉ là bộ phận hỗ trợ. Thông thường, một nhân viên CNTT sau khi lên đến chức trưởng phòng (có khi chỉ 2 người) thì sự thăng tiến sẽ dừng lại. Điều này thường làm những nhân viên giỏi chán nản sau vài năm, nên tỷ lệ nhân viên CNTT “nhẩy” từ công ty này sang công ty khác là rất cao.

4 điểm lợi của outsourcing

Để giải quyết các vấn đề về lợi ích và chi phí, có một giải pháp chung: outsourcing một phần hoặc toàn bộ dịch vụ về CNTT. Điều này mang đến những điểm lợi về:

- Chuyên môn: nhà cung cấp outsourcing là đơn vị chuyên nghiệp về CNTT nên có hệ thống đào tạo bài bản cho nhân viên, cũng như các phòng lab để thử nghiệm giải pháp trước khi đưa ra cho khách hàng. Họ cũng có các hệ thống giám sát về chất lượng công việc của nhân viên và đảm bảo quy trình dịch vụ. Các dịch vụ họ cung cấp do đó có tính chuyên nghiệp cao.

- Hiệu suất: nhà cung cấp outsourcing có thể điều phối nhân lực, do đó với những nhân lực quý hiếm, họ sẽ sử dụng triệt để. Kết quả là họ có thể tính mức phí thấp hơn là khách hàng tự làm. Hầu hết các công ty chuyển sang dùng outsourcing đều ghi nhận mức chi phí hỗ trợ CNTT giảm từ 20-30%.

- Dự phòng: là thế mạnh rõ ràng của outsourcing. Với lực lượng đông đảo, các nhà cung cấp không khó khăn gì để đảm bảo khách hàng được phục vụ liên tục. Họ thường có cơ chế để luôn luôn có một số nhân viên có thể thay thế lẫn nhau cho một khách hàng. Nhiều nhà cung cấp outsourcing cẩn thận cất giữ một bản sao các tham số hoặc cơ sở dữ liệu hệ thống của từng khách hàng, để nếu có rủi ro vật lý (cháy, thiên tai) thì vẫn có thể khôi phục lại hệ thống. Các rủi ro về gián đoạn hoạt động do thiếu dự phòng của DN do đó sẽ chuyển hết sang nhà cung cấp outsourcing.

- Tâm lý: đối với nhà cung cấp outsourcing, nhân viên CNTT là lực lượng lao động chính, nên họ có thể cất nhắc nhân viên lên các vị trí cao, thậm chí là lãnh đạo công ty. Do đó các nhân viên cũng có động lực mạnh hơn để trau dồi chuyên môn và gắn bó với nhà cung cấp.

Mặt trái của outsourcing

Theo các đánh giá trên thì outsourcing có nhiều điểm lợi. Nhưng việc gì cũng có hai mặt, chúng ta thử điểm qua các điểm bất lợi:

- Bảo mật: là vấn đề nhiều CIO lo ngại nhất. Họ sợ các nhân viên outsourcing sẽ tiết lộ thông tin của công ty ra ngoài, thậm chí cho các đối thủ.

- Trách nhiệm: nhà cung cấp thiếu trách nhiệm, chậm trễ và không cung cấp nhân viên với phẩm chất cần thiết sẽ làm gián đoạn công việc của DN

- Chất lượng: đây thường là vấn đề của giai đoạn chuyển tiếp từ dịch vụ nội bộ sang outsourcing. Trong thời gian đầu (có thể kéo dài cả năm) nhân viên outsourcing chưa nắm rõ hệ thống của DN, gây chậm trễ trong giải quyết sự cố hoặc sai sót

- Chi phí: thống kê chung cho thấy sử dụng outsourcing tiết kiệm hơn so với tự làm, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ outsourcing thì sẽ tiết kiệm chi phí. Hợp đồng outsourcing không chặt chẽ có thể gây phát sinh chi phí lớn cho DN (chẳng hạn khi phát hiện những nội dung dịch vụ chưa có trong hợp đồng).

Outsourcing một cách hợp lý

Theo xu hướng chung, outsourcing các dịch vụ hỗ trợ CNTT sẽ dần trở thành quen thuộc ở Việt Nam. Một bộ phận các DN (chủ yếu là DN có vốn đầu tư nước ngoài) đã sử dụng dịch vụ này một cách hiệu quả trong nhiều năm qua. Sử dụng outsourcing một cách hợp lý sẽ giúp DN tiết kiệm chi phí trong khi vẫn nhận được dịch vụ với độ chuyên nghiệp cao.

Có ba vấn đề chính một CIO cần quyết định khi đi theo con đường outsourcing:

1. Lựa chọn nội dung outsourcing: trong nhiều nội dung của việc quản trị hệ thống CNTT, CIO sẽ phải quyết định nội dung nào có thể outsourcing, nội dung nào cần tự làm. Thông thường các công ty nước ngoài phân cấp công việc theo độ phức tạp: cấp 1 là những việc mang tính trợ giúp người dùng máy tính cá nhân và đảm bảo mạng nội bộ (LAN) thông suốt; cấp 2 là những việc như quản trị hệ thống WAN hoặc quản trị các ứng dụng chuyên biệt. Cấp 1 là những việc outsourcing dễ dàng; các việc cấp 2 có thể outsourcing hoặc công ty tự làm.

2. Lựa chọn nhà cung cấp: đây là vấn đề quan trọng nhất vì tất cả các điểm bất lợi nêu trên đều có thể được giải quyết nếu chọn được một nhà cung cấp tốt. Ở nước ta, một số DN cũng bước đầu tạo được uy tín về outsourcing như công ty Lạc Việt (outsourcing cho nhiều ngân hàng nước ngoài), hoặc công ty ERAS (outsourcing cho các công ty đa quốc gia như Motorola và Nortel). Tuy nhiên, họ chủ yếu cung cấp dịch vụ cho các hãng nước ngoài do có rất ít công ty Việt Nam nghĩ đến outsourcing như một phương án thay thế dịch vụ nội bộ.

3. Thỏa thuận hợp đồng: hợp đồng outsourcing cần rất chi tiết và tính đến mọi khả năng có thể xẩy ra. Vì vậy, khi làm hợp đồng outsourcing, CIO nên tham vấn các luật sư để tránh rắc rối sau này.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2007

Cảm hứng sống tích cực mỗi ngày

Ảnh minh họa

TTO - Những danh ngôn sau đây có thể rất đơn giản để bạn suy nghĩ, nghiền ngẫm. Song, nếu vận dụng vào đời sống, bạn sẽ đạt được nhiều hơn điều mình mong đợi.

* "Đừng quá rụt rè hoặc câu nệ về những hành động của bạn. Cuộc đời chỉ là trường thử nghiệm không hơn không kém." -- Ralph Waldo Emerson

Suy ngẫm: Mỗi ngày là một cơ hội cho bạn. Cơ hội đó không nhất thiết phải to lớn và hào nhoáng. Chỉ cần bạn cảm thấy hài lòng về bản thân mình là được. Nếu cảm thấy nghi ngờ về những khả năng của mình, bạn hãy tự hỏi vì sao lại chần chừ khi mà mỗi ngày là một cơ hội và ngày mai là một cơ hội khác?

* "Sắt thép bị gỉ sét vì không được dùng đến; ao nước tù mất đi sự tinh khiết và bị đóng băng khi khí trời trở lạnh; cũng thế, tình trạng mụ mị sẽ đến với một trí tuệ lười biếng." -- Leonardo da Vinci

Suy ngẫm: Khi đối mặt với các trở ngại, hãy sáng tạo. Đừng chỉ ngồi đó và nhìn ước mơ dần trôi tuột đi. Đừng để sự chán nản hiện diện trên con đường đến thành công và hạnh phúc của bạn. Hãy bắt tay hành động với việc khiến bạn hứng thú và tập trung.

* "Lỗi lầm lớn nhất trong tất cả các loại lỗi lầm là không làm gì cả vì bạn chỉ có thể làm được chút ít. Hãy làm những gì bạn có thể làm." -- Sydney Smith

Suy ngẫm: Đã bao lần bạn từ bỏ một mục tiêu vì bạn nghĩ: mình sẽ không có được nó? Đã bao lần bạn sợ làm điều gì đó vì e ngại mình có thể không làm nên chuyện? Đã bao lần bạn chưa đánh đã vội đầu hàng?

Chỉ một thay đổi nhỏ, chỉ một nỗ lực nhỏ cũng đủ để đưa đến những điều vĩ đại. Thành công bao gồm nhiều bước nhỏ hợp thành, không phải là “một bước lên trời”. Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể để đẩy con thuyền mơ ước của bạn đi xa hơn và sớm cập bến bờ.

* "Mỗi người đều có cho riêng mình một năng khiếu. Thiên tài chỉ là cách nói." -- Ralph Waldo Emerson

Suy ngẫm: Tài năng đích thực của bạn là gì và bạn có trân trọng nó? Nhiều người trong chúng ta thường lấy người khác ra làm tham chiếu mà quên đi chính khả năng của bản thân. Hãy thôi việc làm này và sử dụng khả năng của chính mình.

Cho dù đó là vẽ vời, ca hát, nấu nướng, hay viết lách, cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên phong phú hơn khi họ trân trọng những gì thuộc về mình.

* "Hãy loại bỏ từ 'không thể'" -- Samuel Johnson

Suy ngẫm: Khi chúng ta nói không thể, hàm ý rằng chúng ta không muốn làm điều đó. Việc nói không thể là hành động cho phép bản thân chấp nhận thất bại. Thay vì dùng từ "không thể" như một cách tránh cố gắng, hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm để đạt được mục đích.

* "Tôi nhận thấy điều vĩ đại trong thế giới này không có nhiều ở nơi chúng ta đứng. Chúng ta phải biết giong buồm khi thuận chiều gió và đôi khi bị ngược gió, nhưng chúng ta vẫn tiến lên, không để trôi vật vờ hoặc thả neo" -- Oliver Wendell Holmes

Suy ngẫm: Đừng chờ đợi những điều kỳ diệu xảy đến cho bạn. Thay vào đó, hãy tập thói quen tạo nên những điều kỳ diệu ấy. Đừng để hạnh phúc của bạn trôi đi hờ hững. Hãy lưu ý hướng đi của cuộc đời bạn ở tất cả mọi thời điểm, bảo đảm rằng bạn nắm vai trò chủ động và lèo lái có chủ hướng đến hạnh phúc của bản thân.

* "Ý nghĩ là niềm hy vọng; ngôn ngữ là nụ; hành động là quả" -- Ralph Waldo Emerson

Suy ngẫm: Hãy tập thói quen tái khẳng định những hoài bão của bạn mỗi ngày - bằng cách liên tục nhắc nhở nó trong suy nghĩ. Điều này không chỉ giữ cho bạn tập trung vào các mục tiêu mà còn thúc đẩy bạn hành động để biến nó thành hiện thực, đặc biệt khi những trù liệu không diễn ra đúng như kế hoạch.

Nhiều người không dám nói lên ước vọng của họ, cứ như thể là họ sợ sẽ bị ngáng đường nếu dám mong muốn nhiều hơn cho bản thân. Đừng lừa dối bản thân như vậy. Hãy dũng cảm và có thể cần chút chai lì khi nói ra ước mơ của mình.

BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (trích dịch theo Edel Jarboe of Selfhelpforher.com)

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2007

Sự cố công nghệ thông tin

Câu chuyện sau đây được ghi tại phòng hỗ trợ khách hàng của hãng WordPerfect. Nhân vật chính đã bị đuổi việc nhưng đang kiện hãng theo điều khoản "Chấm dứt hợp đồng không có lý do".

- Đây là phòng chăm sóc khách hàng WordPerfect! Tôi có thể giúp gì được cho ngài?

- Vâng, tôi gặp rắc rối với phần mềm WordPerfect. Tôi đang gõ thì đột nhiên tất cả chữ nghĩa biến mất.

- Biến mất? Thế màn hình của ông bây giờ trông ra sao?

- Chẳng có gì cả. Trống trơn! Nó không hiển thị bất cứ chữ nào khi tôi gõ.

- Ông vẫn còn ở trong chương trình WordPerfect hay thoát ra ngoài rồi?

- Làm sao tôi biết được cơ chứ.

- Ông có nhìn thấy dấu nhắc C: trên màn hình không?

- Dấu nhắc C: là cái gì vậy?

- Thôi, bỏ qua. Ông có thể di chuyển con trỏ quanh màn hình không?

- Không có con trỏ nào hết. Tôi chẳng bảo cậu rồi là gì đấy, máy không nhận bất cứ lệnh nào cả.

- Thế monitor của ông có đèn báo nguồn không?

- Monitor là gì cơ?

- Nó là một thiết bị có màn hình, trông giống cái máy thu hình. Nó có cái đèn nhỏ để báo đang ở chế độ hoạt động không.

- Tôi không biết.

- Thế thì ông nhìn vào đằng sau monitor và tìm dây cấp nguồn của nó. Ông thấy chưa?

- Thấy rồi.

- Tốt! Hãy lần theo sợi dây điện đến phích cắm. Nó có nằm trong ổ điện không đấy?

- Có!

- Ngài lưu ý cho, sau monitor có tới 2 sợi cáp chứ không phải chỉ có một đâu nhé!

- Không! Làm gì có!

- Nhất định là phải có chứ. Ngài xem lại coi.

- À, tôi thấy rồi!

- Một cáp là cáp điện đã kiểm tra rồi. Ngài hãy lần theo cáp còn lại xem nó có cắm chặt vào CPU không.

- Tôi không với tới được.

- Thế thì ngài quan sát kỹ xem giắc cắm đã ổn chưa.

- Không nhìn thấy gì cả.

- Thử quỳ xuống và cúi người hết cỡ về phía trước xem.

- Không phải tại góc nhìn. Tôi không nhìn thấy gì vì ở đây tối quá.

- Tối?

- Phải! Đèn văn phòng tắt hết rồi và nguồn sáng duy nhất bây giờ là ánh sáng bên ngoài chiếu qua cửa sổ.

- Thế thì bật đèn lên!

- Không được!

- Tại sao không?

- Mất điện rồi!

- Mất điện? À, thế là mọi chuyện giải quyết xong. Ông còn giữ hộp xốp, bản hướng dẫn và các thứ để đóng gói chiếc máy không?

- Còn! Để làm gì vậy?

- Ông hãy rút giắc cắm, đóng gói chiếc máy lại đúng như lúc mua nó rồi mang tới nơi đã bán máy cho ông.

- Tệ thế sao?

- Vâng, tôi e là như vậy.

- Được rồi, thế tôi sẽ nói gì với cửa hàng?

- Hãy trả lại cho họ và bảo rằng ông ngu ngốc tới mức không xài nổi máy tính.

Vòng đời quy trình phát triển phần mềm

1. Lập trình viên đưa ra đoạn mã mà anh ta tin rằng không hề có lỗi.

2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, phát hiện 20 lỗi.

3. Lập trình viên sửa 10 lỗi và gửi e-mail tới phòng Thử nghiệm sản phẩm về 10 "vấn đề" còn lại mà anh ta nhất định cho rằng không phải là lỗi.

4. Phòng thử nghiệm sản phẩm e-mail lại rằng 5 trong số 10 đoạn sửa lỗi không hoạt động và đính kèm danh sách 15 lỗi mới.

5. Phòng tiếp thị gởi thông báo rằng họ đã hoàn tất khâu quảng bá cho sản phẩm. Giám đốc gọi điện xuống hỏi về tiến độ công việc và củng cố tinh thần "chiến sỹ". Phòng phát hành cử nhân viên đến nhận đĩa nguồn phần mềm. Phòng tiếp thị thông báo trên truyền hình và báo chí về việc hoãn lại ngày phát hành sản phẩm vài tuần...

6. Ơn trời! Cuối cùng sản phẩm cũng được phát hành.

7. Trong vòng một tuần, người sử dụng phát hiện ra 137 lỗi mới.

8. Lập trình viên phụ trách phát triển sản phẩm đã xin nghỉ phép.

9. Một nhóm "cứu nạn" gồm nhiều lập trình viên kỳ cựu được thành lập khẩn cấp. Sau một tuần làm việc cật lực, họ đã "thanh toán" hết 137 lỗi, nhưng lại được thông báo về 456 lỗi mới.

10. Mọi người tổng kết được 783 lỗi trong chương trình.

13. Giám đốc ngồi tại bàn giấy xem xét các báo cáo và quyết định thuê một lập trình viên mới toanh để xây dựng lại phần mềm từ đống đổ nát ban đầu.

14. Lập trình viên mới đưa ra đoạn mã mà anh ta tin rằng không hề có lỗi.

Giá của bộ não lập trình viên

Một anh nhà giàu bị bệnh về não đến gặp bác sỹ. Bác sỹ bảo cần phải ghép não thì mới sống được. Anh này sẽ có ba nguồn để lựa chọn.

- Thứ nhất là phần não của chuyên viên lập trình, giá 10 triệu đồng.
- Thứ hai, phần não của một giáo sư toán, giá 20 triệu đồng.
- Cuối cùng là phần não của một bộ trưởng, giá 50 triệu đồng.

Bệnh nhân thắc mắc "Sao não quan chức lại đắt thế?"
Bác sỹ trả lời: "Vì nó gần như còn mới".

(Theo Thời báo Vi tính Sài Gòn)

Vì sao các dự án phần mềm luôn kéo dài lê thê

Lập trình viên nói với trưởng nhóm: Chúng ta không thể thực hiện dự án này. Nó sẽ bao gồm sự thay đổi về thiết kế và không ai trong nhóm của chúng ta biết về cách sắp xếp của hệ thống.

Hơn nữa, không ai biết ngôn ngữ nào đã được dùng để viết ứng dụng. Theo tôi, công ty không nên nhận những dự án như thế.

Trưởng nhóm nói với người quản lý dự án:

- Dự án này sẽ phải thay đổi cách thiết kế. Hiện chúng ta không có nhân viên có kinh nghiệm trong công việc còn ngôn ngữ lập trình đó lại không quen thuộc. Do đó, ta cần sắp xếp để huấn luyện nếu nhận dự án. Theo tôi, chúng ta chưa sẵn sàng để bắt đầu dự án với tình hình hiện tại.

Quản lý dự án nói với Quản lý cấp thứ nhất:

- Kế hoạch này đòi hỏi thay đổi thiết kế và chúng ta không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Hơn nữa, không có nhiều người trong công ty chúng ta được đào tạo phù hợp để làm. Theo tôi, chúng ta cần có nhiều thời gian hơn bình thường để hoàn thành nó.

Quản lý cấp thứ nhất nói với Quản lý cao cấp:

- Kế hoạch này đòi hỏi phải phải chuẩn bị lại. Chúng ta có một số người làm trong lĩnh vực này và một số khác biết cách thực thi của ngôn ngữ. Do đó họ có thể huấn luyện những người khác. Theo tôi, chúng ta nên nhận kế hoạch này nhưng phải thận trọng.

Quản lý cao cấp tới Giám đốc điều hành (CEO):

- Kế hoạch này sẽ cho ngành công nghiệp thấy khả năng linh hoạt của ta trong việc tái cấu trúc lại thiết kế của một hệ thống được thừa kế lại. Chúng ta có đầy đủ các kỹ năng cần thiết và nhân lực để thực hiện dự án thành công. Theo tôi, chúng ta không nên để dự án này trượt khỏi tầm tay.

CEO tới khách hàng:

- Dự án này nằm trong lĩnh vực chuyên môn của công ty. Hãy tin khi tôi nói rằng chúng tôi là công ty cạnh tranh nhất trong ngành công nghiệp để làm việc này. Cá nhân tôi cho rằng chúng ta có thể thực hiện dự án này một cách thành công và tốt đẹp trong phạm vi thời gian cho phép.

WWW nghĩa là cả thế giới phải chờ

World Wide Wait trở thành định nghĩa mới của WWW khi đường truyền quá chậm. Nhiều cái tên lớn khác trong lĩnh vực tin học cũng có cách giải thích rất độc đáo.

MICROSOFT: Most Intelligent Customers Realize Our Software Only Fools Teenagers (Khách hàng thông minh nhất nhận ra phần mềm của chúng tôi chỉ lừa phỉnh được đám choai choai).

IBM: I Blame Microsoft (Tôi chê Microsoft).

MACINTOSH: Most Applications Crash; If Not, The Operating System Hangs (Hầu hết các ứng dụng đều trục trặc; nếu không thì hệ điều hành bị treo).

APPLE: Arrogance Produces Profit-Losing Entity (Sự kiêu ngạo khiến cho công ty thua lỗ).

WINDOWS: Will Install Needless Data On Whole System (Sẽ cài đặt dữ liệu không cần thiết lên toàn bộ hệ thống).

DOS: Defective Operating System (Hệ điều hành đầy khiếm khuyết).

PENTIUM: Produces Erroneous Numbers Thru Incorrect Understanding of Mathematics (Tạo ra những con số thiếu chuẩn xác do không hiểu toán học).

PCMCIA: People Can't Memorize Computer Industry Acronyms (Người ta không thể ghi nhớ hết những từ viết tắt của ngành máy tính).

Thực ra đây là Personal Computer Memory Card International Association (Tổ chức quốc tế về chuẩn thẻ nhớ cho máy tính cá nhân).

ISDN: It Still Does Nothing (Nó vẫn không làm được gì cả!)

Nghĩa gốc: Integrated services digital network (mạng dịch vụ tích hợp kỹ thuật số).

SCSI: System Can't See It (Hệ thống không thể thấy nó).

Nghĩa gốc: Small Computer System Interface (giao diện cho hệ thống máy tính nhỏ).

Chuyên gia phần mềm nghĩ về đàn bà và trẻ con

Giám đốc dự án là người cho rằng 9 phụ nữ mới có thể sinh ra một em bé trong một tháng.

Nhà phát triển phần mềm nghĩ rằng một phụ nữ không thể đẻ ra một em bé trong 9 tháng.

Chuyên viên hỗ trợ trực tiếp (onsite coordinator) của công ty phần mềm cho rằng đàn bà có thể sinh 9 em bé trong vòng một tháng.

Khách hàng sử dụng phần mềm thì biết rằng cần phải có một người đàn ông, một người đàn bà mới có thể đẻ ra em bé trong vòng 9 tháng. Nhưng họ lại mong chờ điều đó sớm hơn.

Giám đốc marketing tự tin rằng mình có thể sinh em bé dù có đàn ông hay đàn bà hay không.

Giám đốc nhân lực với chủ nghĩa lạc quan cho rằng mình không cần người đàn ông hay đàn bà nào cả mà vẫn có em bé (lúc đó nguồn lực bằng 0).

Nhóm lập hồ sơ thì không cần quan tâm đứa trẻ sinh ra như thế nào. Họ chỉ cần biết họ phải làm công việc của mình trong 9 tháng.

Kỹ sư chăm sóc khách hàng thì chẳng bao giờ thấy hài lòng với "quy trình" sinh em bé cả.

Phím 'Any' ở chỗ nào?

Hãng máy tính Compaq đang xem xét để thay đổi câu thông báo

"Press Any Key" bằng câu "Press Enter Key".

Bởi vì có nhiều người gọi đến xin hỗ trợ vì họ không tìm thấy phím nào tên là Any

9 điểm tương đồng (trích lục Vương) :)

Kỹ sư CNTT và cô gái điếm có 9 điểm tương đồng:
1. Làm việc đêm và luôn thiếu ngủ.
2. Khi có hứng làm việc tốt hơn.
3. Không phải bỏ vốn bằng tiền mặt (khi vào nghề).
4. Làm việc phần lớn vì tiền (số ít làm vì yêu nghề).
5. Sẵn sàng phục vụ nhiều khách một lúc nếu đủ sức khỏe.
6. Thích quan hệ với khách nhiều tiền (tốt nhất là khách Tây)
7. Dễ bị quịt tiền, ăn chặn, bóc lột.
8. Phải lựa tính khách hàng để phục vụ.
9. Bị đối xử tệ bạc khi làm khách phật ý

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2007

Vì sao nhân viên Việt Nam thiếu tinh thần hợp tác

Tôi viết bài này tham gia bàn tròn thảo luận tại sao nhân viên Việt Nam thiếu tinh thần hợp tác trên thời báo Kinh Tế Sài Gòn, tháng 11-2005.

Theo tôi, có bốn lý do sau đây: Thứ nhất, người Việt Nam đã đưa môi trường làm việc, bạn đồng nghiệp vào trong cuộc sống riêng tư của mình quá nhiều. Hầu hết chúng ta xem đồng nghiệp là những người bạn thân thiết. Ở các nước phương Tây, cả các nước tiên tiến trong khu vực, họ tách bạch rất rõ giữa đồng nghiệp và bạn bè, xem đó là hai thế giới khác nhau. Tôi từng ngạc nhiên khi thấy một người bạn Úc tổ chức đám cưới, mời khoảng 200 người dự tiệc nhưng trong đó chỉ có hai người làm việc cùng công ty. Trong khi đó, chúng ta làm việc chung, chơi chung, nhậu chung. Gắn bó nhiều, "thương" nhiều, thì cũng "ghét" nhau, "ganh tức" nhau nhiều. Những tình cảm "hỷ, nộ, ái, ố" vì thế len lỏi vào trong môi trường làm việc - một môi trường đúng ra chỉ nên có sự tôn trọng nhau, quý mến nhau như những đồng nghiệp.

Thứ hai, người Việt Nam chúng ta còn thiếu một chút chuyên nghiệp trong làm việc. Ở một số nơi, người ta có thể thảo luận, phê bình nhau chan chát, để tìm ra ý hay cho công ty phát triển. Khi họp hành, họ phê bình, săm soi ý tưởng, chứ không "tấn công" con người. Có những cuộc họp, họ sẵn sàng thảo luận hàng tiếng đồng hồ, tuy có đỏ mặt tía tai... nhưng sau khi đã đạt được ý tốt nhất là gần như họ không còn để ý đến những tranh luận vừa xảy ra. Trong khi đó người Việt Nam chúng ta hay tự ái và hay đưa danh dự cá nhân vào những ý tưởng của mình. Ý tưởng mà bị thảo luận, phê bình thì cũng gần như cá nhân bị "tấn công". Điều đó thường dẫn đến hai thái cực. Một là thương nhau, "dĩ hòa vi quý", cố gắng không có ý kiến trái ngược và điều đó hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của tổ chức. Hai là ngược lại, "dập" không thương tiếc ý kiến của những người "phe khác". Ý kiến càng khác nhau, thì mâu thuẫn cá nhân và phe nhóm càng cao.

Thứ ba, một số nhân viên tạo ra những phe cánh mâu thuẫn với nhau và đôi khi đối đầu với cả cấp quản lý trực tiếp. Ngay cả ở một số công ty lớn của nước ngoài tại Việt Nam, dù đã có hệ thống làm việc chuyên nghiệp trong tuyển dụng và đánh giá nhân viên nhưng cũng không tránh được việc cư xử cảm tính của một số "sếp" người nước ngoài hay người Việt Nam. Chẳng hạn đôi khi cũng có những trường hợp thăng tiến gây ngạc nhiên cho mọi người. Và vì thế theo lẽ thường, một số người sẽ "tranh thủ" sếp, tạo phe cánh để có thể "bay xa bay nhanh" hơn bình thường. Riêng ở các cônh ty, cơ quan nhà nước thì có thêm tình trạng nhiều nhân viên là người nhà, là "đàn em" của anh Hai, anh Ba... do đó cấp quản lý trực tiếp không dám "đụng" đến. Còn ở các công ty tư nhân, công ty cổ phần, đôi khi nhân viên là người nhà của giám đốc hay của thành viên hội đồng quản trị... các "nhân vật" này thường tạo ra những chuyện làm nội bộ xáo trộn. Cấp quản lý dù có giỏi đến đâu cũng bị "bó tay" và rất khó làm việc.

Thứ tư, một số người hay đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi của tập thể. Trong trường hợp hai quyền lợi mâu thuẫn nhau, một số người, bất chấp tất cả, sẵn sàng theo đuổi quyền lợi cá nhân. Để hạn chế được điều này thì chính sách quyền lợi phải hết sức thực tế, công bằng cho cả cá nhân và tổ chức và các cá nhân phải được đào tạo hết sức chuyên nghiệp.

Thiết nghĩ, nếu tìm thêm được nhiều nguyên nhân gây ra sự thiếu hợp tác trong tổ chức để từ đó đưa ra các giải pháp làm tăng tinh thần hợp tác của nhân viên thì hiệu quả của các tổ chức chắc chắn sẽ được nâng cao.

Lâm Minh Chánh, MBA

37 "mẹo" kéo khách vào web

Cũng như hàng hóa và các phương tiện khác, muốn website của công ty bạn được nhiều người biết đến thì phải tiếp thị, quảng bá nó. Trang web của công ty không những phải chuyên nghiệp về nội dung mà còn phải "nhà nghề" về thiết kế và biết cách lôi kéo khách đến xem.

Sau đây là một số "mẹo" đã được tạp chí Internet London giới thiệu trong thời gian qua:

Nội dung là... thượng đế!

15 lời khuyên đầu nhắc bạn làm web cũng giống như mở cửa hàng, phải luôn luôn tự hỏi:

1. Trên web có gì lạ, có gì cần để khách phải dừng chân.

2. Sự khác biệt của web "chỉ ghé qua một lần" và trang web khiến người ta phải vào hàng ngày là thông tin tươi mới, cách làm mới.

3. Phải có tính độc đáo của nội dung và hình thức, nếu có lỡ "copy" ý tưởng của người khác thì phải chứng tỏ mình thực hiện tốt hơn.

4. Luôn tìm hiểu đối tượng vào là những ai, tra cứu cái gì.

5. Website cần có chức năng tìm kiếm để người truy cập có thể tìm kiếm dữ liệu. Đây là một tính năng vượt trội mà một tờ báo in hay một prochure công ty muốn làm cũng bó tay !

6. Đừng khoe khoang là trang web của bạn có đủ thứ. Cứ cho biết những thông tin và khả năng thật của mình là được rồi.

7. Hãy gợi mở và để sẵn những công cụ cho người vào tự tìm kiếm thông tin. Làm cho người ta tò mò muốn tìm hiểu chứ không cần bày ra ngay tất cả.

8. Thường xuyên cập nhật thông tin tươi mới.

9. Thông tin tươi mới không chỉ là chữ mà còn là hình ảnh. Nhiều website cho thay đổi hình ảnh hàng này để tạo sự mới lạ.

10. Mở chuyên mục tin tức cho công ty của bạn và luôn cập nhật thông tin.

11. Tin tức trên website không chỉ là thông tin làm ăn mà còn có ý nghĩa giáo dục tiêu dùng, kinh doanh, đặc biệt là thương mại điện tử.

12. Tên của website cũng là một loại thương hiệu. Đặt tên cho hay, ấn tượng dễ nhớ, và nhớ đăng ký bản quyền để tránh những tranh chấp.

13. Những thông tin liên quan đến người sử dụng cần được xem trọng. Thật tuyệt vời nếu như người ta vào web không chỉ thấy có hàng hóa, dịch vụ mà còn có lịch chiếu phim, thông tin sự kiện sắp đến, thời tiết, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng...

14. Hỏi ý kiến người sử dụng, kể cả trưng cầu ý kiến bằng cách bỏ phiếu. Tuy nhiên phải cân nhắc việc thông tin bị lộ cho phép đối thủ nắm được ý tưởng của mình.

15. Lâu lâu cần có một "happy hour" hoặc "happy day" để kích thích người truy cập viếng thăm website của bạn. Các web thường xuyên cho lấy "chùa" một số phần mềm hay đăng ký nhận không mất tiền một thông tin nào đấy.

Càng có nhiều thứ "miễn phí" càng tốt

16. Mở tài khoản e-mail miễn phí trên trang web của công ty là một sáng kiến hay đã được Hotmail, Yahoo!... áp dụng thành công. Dĩ nhiên, có chỗ "chùa" cho e-mail thì có thêm một lý do khiến người sử dụng phải thường xuyên lui tới.

17. Ngoài ra, người ta còn miễn phí không gian để khách hàng đặt trang web của họ lên trạm web của mình. Đấy cũng là một cách "buôn có bạn, bán có phường"!

18. Một đề nghị nữa là trên trạm web công ty của bạn có luôn những dịch vụ như một ISP miễn phí (cung cấp dữ liệu, phần mềm, thiết kế, tư vấn... ). Ngay chính ngân hàng cũng có thể mở chợ trên mạng và đầu tư vào Internet, kinh doanh như một ISP vậy.

19. Cho thêm một thứ "chùa" khác là cung cấp thiệp điện tử. Một trong những nơi cho không phần mềm làm dịch vụ thiệp điện tử là trạm web của Học viện Kỹ thuật Massachusetts.

20. Phần mềm cũng là một loại quà tặng khuyến mãi trên mạng rất được ưa chuộng. Cho quà gì cần chọn lựa tùy mục đích và đối tượng. Ví dụ, công ty đồ gỗ cho phần mềm thiết kế nhà cửa, công ty dệt may cho phần mềm sưu tập thời trang...

21. Games cũng là một món miễn phí được hoan nghênh. Hãy tạo thêm một lý do rất thực dụng và hồn nhiên cho khách quay lại, tại sao không?

22. Cũng giống như siêu thị, giờ đây người ta áp dụng cả cách tính điểm tặng quà cho khách vào sử dụng web. Có thể vào xem kinh nghiệm này tại www.ipoints.co.uk hay www.beenz.com

Hình thức mỹ thuật và Phương diện kỹ thuật

23. Thời giờ là vàng bạc, đừng bắt người xem phải chờ lâu hơn 1 phút mới thấy đủ mặt mũi trang web hiện lên. Muốn thế, đừng đưa quá nhiều hình ảnh, âm thanh... lên web, bởi chúng chiếm dung lượng rất lớn. Mỗi trang web không nên vượt quá 60 Kb.

24. Trách cảnh tượng trang web nhan nhản logo, banner quảng cáo. Người xem không có nhiều thì giờ, hình ảnh quảng cáo chỉ khiến người ta phải chờ lâu khi truy cập vừa gây cảm giác nhàm chán, khó chịu. Mỗi trang web chỉ nên có một hoặc hai banner đặt ở đầu và cuối trang. Có thể thêm 5 logo quảng cáo được đặt ở những vị trí không lấn át nội dung.

25. Một lời khuyên chung: web được coi là hấp dẫn phải là nơi người sử dụng bước vào nhanh nhất, lựa chọn nhanh nhất, đúng nhất. Theo kinh nghiệm của web Channel 4, sau một thời gian điều hành, người ta quyết định giảm thiểu ngay cả các thanh công cụ, bởi người vào đã học được nhanh chóng nơi nào họ cần vào, không cần phải hướng dẫn nhiều.

26. Tạo thêm những cửa sổ trình duyệt mới. Kỹ thuật cho phép ngay trên một trang web, bạn có thể tạo thêm một ô nội dung khác hiện lên cùng lúc. Người ta có thể dùng ô này để quảng bá một dịch vụ hay tiện nghi mới.

27. Có công cụ liên kết (link) với các website khác.

28. Có công cụ nói chuyện bằng văn bản tương tác trực tuyến (chat). Hai hay nhiều người có thể nói chuyện cùng lúc qua mạng về một sản phẩm hay ý định làm ăn nào đó.

29. Có forum. Điều này có thể vận dụng như hộp thư khách hàng. Tuy nhiên, để ngăn chận những thông tin gây nhiễu, cần có phương tiện lọc (filter), thông tin không nhất thiết phải đăng ngay.

30. Trang bị phương tiện ghi hình trên web (web cam). Đây là một kỹ thuật mới cho phép truyền hình trực tiếp lên trang web, rất hấp dẫn.

31. Có công cụ cho phép người sử dụng chọn cách thể hiện nội dung trên trang web theo cách riêng của mình. Chẳng hạn chọn đưa lên hàng đầu thông tin mới nhất về điều họ quan tâm như giá chứng khoán, tin giá cả sản phẩm cụ thể... Nói chung là cần chuẩn bị nhiều "thực đơn" cho khách. Muốn thế, cần phải nắm rõ thông tin cụ thể về nhiều loại đối tượng sử dụng, để chuẩn bị nhiều nội dung phục vụ cho thích hợp. Làm sao cho người sử dụng web thấy đây như là nhà mình, văn phòng mình, cảm giác thoải mái, thân thiệt là rẩt quan trọng.

32. Khách phải được tuỳ chọn muốn đưa lên những phần nội dung cá nhân của mình lên hay không.

33. Nếu cho khách để miễn phí trang web trên website của mình thì nhớ có phương tiện cho khách tự động vào thẳng.

34. Có dịch vụ tự động chuyển thông tin của mình đến e-mail của khách hàng, nhất là khách hàng để miễn phí e-mail trên website để nhắc họ luôn nhớ đến mình.

35. Nếu bạn cho sử dụng miễn phí e-mail và lưu trữ dữ liệu thì tên gốc e-mail phải giống tên gốc website của bạn thì mới đạt được mục đích quảng bá danh hiệu.

36. Phải luôn đặt mình vào vị trí người sử dụng để cải tiến nội dung và hình thức, phương tiện kỹ thuật của web cho ngày một hấp dẫn hơn.

37. Sẵn sàng "trưng cầu ý kiến bạn đọc" và thuê những nhà tư vấn phản biện, góp ý cho trang web của bạn.

Web cho doanh nghiệp

Bài học rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nhỏ sau cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực thương mại điện tử là bất chấp sự bùng nổ Internet toàn cầu các công ty cũng chưa chắc đã thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việc tạo dựng và phát triển uy tín không phải dễ dàng đặc biệt trong tình hình kinh tế như hiện nay .Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ sẽ không thể gặt hái những thành công trong lĩnh vực này. Chỉ cần biết xoay sở và một vài chiến thuật hợp lý, họ có thể thành công. Dưới đây là một số bí quyết dành cho các doanh nghiệp nhỏ khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử.

Đối với các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, nguyên tắc đầu tiên của quá trình bán hàng trực tuyến là họ phải bán đúng mặt hàng mà người mua cần. Việc cố gắng bán qua mạng những mặt hàng mà người mua không cần cũng giống như người ta không thể đóng ngựa vào cỗ xe, bởi vì như thế, doanh nghiệp có thể làm tất cả nhưng sẽ chẳng thể đi đến đâu .

Trên thực tế, không phải tất cả các mặt hàng đều phù hợp cho việc bán hàng trực tuyến, bên cạnh đó cũng đã có rất nhiều mặt hàng đã đạt đến điểm bão hòa trong lĩnh vực thương mại điện tử. Khi đề cập đến vấn đề này, nhà phân tích Adi Kishore của tập đoàn Yankee cho rằng các doanh nghiệp cần phải cân nhắc mô hình kinh doanh của mình một cách cẩn thận trước khi đưa vào vận hành. Họ cần nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh mà họ dự định và tốt hơn hết hãy phát triển những sản phẩm mang tính “độc chiêu”.

Nguyên tắc thứ hai mà các doanh nghiệp cần lưu ý là lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp. Bởi đây có thể là một cái bẫy đối với nhiều doanh nghiệp. Việc quảng cáo tràn lan trên thị trường có thể không phải quá tốn kém. Tuy nhiên, điều cần bàn ở đây là tính hiệu quả của hình thức quảng cáo đó. Trên thực tế, không phải hình thức quảng cáo nào cũng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, trong khi lại tiêu tốn khá nhiều ngân sách vốn đã eo hẹp của họ. Vì vậy, họ cần phải tìm ra các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách có trọng điểm hơn. Bên cạnh đó, họ cần phải có chiến lược tổng thể cho các kênh phân phối của mình. Cụ thể là khi một doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử không có nghĩa là doanh nghiệp đó được phép bỏ qua các cơ hội quảng cáo cho kênh phân phối thực. Bởi hiện nay, tất cả các kênh đều đóng góp vào sự phát triển của thương mại điện tử trong chiến lược kinh doanh đa kênh.

Nói tóm lại, các doanh nghiệp cần phát triển một danh mục các ý tưởng quảng cáo có tác dụng bổ sung và hỗ trợ nhau. Các bản tin qua email, các “phòng chat”, các trang web và các tạp chí in có thể là những kênh quảng cáo thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ.

Sát nhập các doanh nghiệp với nhau là một khái niệm xuất hiện từ những năm kinh tế điện tử phát triển nhanh nhưng không bền vững, còn gọi là kinh tế “bong bóng” và đến nay khái niệm này đã trở nên rất quan trọng trong kỷ nguyên hậu kinh tế “bong bóng”. Các doanh nghiệp lớn như Amazon và eBay đang đi theo hướng này. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể làm theo cách đó. Theo nhà phân tích Kishore, khâu đầu tiên trong quá trình xây dựng mối quan hệ sát nhập là việc xác định đối tác tiềm năng sẽ đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lớn nhất. Trong đó, cần quan tâm đến trang web của đối tác. Việc có các trang web có khối lượng giao dịch lớn cũng rất quan trọng .

Một trong những bí quyết tạo ra sự chú ý cho khách hàng là việc sử dụng hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google. Chi phí cho hình thức quảng cáo này trong chừng mực nào đó sẽ được kiểm soát bởi một quá trình xử lý tự động. Doanh nghiệp thuê quảng cáo chỉ phải trả tiền khi khách hàng nhấp chuột vào trang web của họ. Lợi ích mà hình thức quảng cáo này mang lại là sẽ có rất nhiều người biết đến doanh nghiệp ngay cả khi họ không nhấp chuột vào trang của doanh nghiệp đó. Theo cách thức quảng cáo truyền thống, như thế cũng đủ để doanh nghiệp phải thanh toán quảng cáo rồi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến tầm quan trọng của các thư mục (directory) để chọn lựa các thư mục phù hợp với chủng loại hàng hóa của họ.

Trong nghiên cứu có tên gọi “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thương mại điện tử: Các chiến lược để thành công” chuyên gia phân tích cao cấp của tập đoàn Yankee, Helen Chan, cho rằng các doanh nghiệp phải phát triển sự kết nối giữa các trang web của các bên đối tác, kết hợp hài hòa giữa từng bộ phận trong quá trình kinh doanh. Điều quan trọng là phải làm cho khách hàng biết đến site của doanh nghiệp. Theo Helen Chan, bí quyết để thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử là luôn làm cho khách hàng quan tâm và chú ý đến trang web.Trong trường hợp, các tính năng liên lạc và cá nhân hóa là hết sức cần thiết vì chúng không chỉ làm cho trang web của doanh nghiệp trở nên hấp dẫn với khách hàng hơn mà còn tạo ra những hình thức quảng cáo thu hút người mua hơn.

Cuối cùng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử chỉ với khối lượng vốn không nhiều.

Web người chào hàng số 1

Nhân loại đang sống với Internet. Hiện đại! Thú vị! Cuốn hút! Trong kinh doanh, các trang web đã thành vũ khí quan trọng của doanh nghiệp.

Đông quân

Internet chỉ với chữ @ vừa bí hiểm, vừa thân thiện đang ngày càng minh chứng uy lực của mình. Một bệ phóng đẩy ngành kinh doanh lên tầm mới, một "nỏ thần" giúp các công ty nhỏ và vừa cạnh tranh ngang ngửa với những ông khổng lồ trên thương trường. Nhìn vào các con số giao dịch qua mạng, những ai đang lưỡng lự, e ngại trước ngưỡng cửa thương trường như tiếp thêm được sức mạnh. Riêng Bắc Mỹ, đến 47,3 triệu hộ kinh doanh đã biết giao dịch qua mạng, trong đó 65 % thực sự bắt tay mua bán qua web. Số lượng khách hàng đăng ký giao diện, mua tên miền điện tử càng tăng vọt thì giao dịch kinh doanh qua mạng sẽ càng mạnh hơn. Chỉ riêng năm 2003, doanh số 1.500 tỉ USD.

Đến nay, sự phát triển trang Web thương mại điện tử của các công ty đã vượt quá sự mong đợi của những người khai sinh ra chúng. Công ty vừa phát triển trang web, tích hợp giao dịch, vừa là trang chủ vừa là nhà cung cấp giúp quá trình chi trả trung chuyển nhanh chóng và thuận lợi.

Công dụng của web là để quảng cáo - nhờ đặc tính ấn tượng tương tác và rẻ. Công dụng khác là tìm thông tin sản phẩm và dịch vụ. Giao tiếp với khách hàng, các đối tác qua email và thư thoại. Khách hàng ngày càng muốn tiết kiệm thời gian, đã biết dùng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng để mua bán qua mạng, biết thu lượm thông tin để so sánh chất lượng giá cả và thời gian giao hàng. Nếu được thiết kế tốt, trang web của một công ty sẽ chuyển được các thông điệp đầy đủ ý nghĩa, có chất lượng và cả những dịch vụ khách hàng tối ưu.

Dựa vào Internet để tăng hiệu quả

Làm thế nào để vận dụng công nghệ Internet để tiết kiệm, giảm chi phí phục vụ mà không giảm chất lượng dịch vụ? Các công cụ đánh dấu khi chọn lựa, đăng ký, nhập mã số... phải đơn giản, dễ hiểu và thân thiện để người tiêu dùng mạnh dạn hơn khi định quay lại.

Hình thức nội dung vừa sâu vừa rộng của trang Web là thước đo sự khác biệt giữa Amazon.com và các đối thủ khác. Đừng quên, khi Amazon khởi nghiệp thì Barners & Noble đã có thị phần, nhưng chính 20 triệu khách hàng trên 160 quốc gia quay lại nhiều lần đã giúp Amazon qua mặt nhiều bậc đàn anh và trở thành số 1 thế giới.

Thế nhưng, với hàng triệu trang web giao dịch kinh doanh trên màn hình máy vi tính, một doanh nghiệp dù có web riêng vẫn phải tìm cách gây ấn tượng với hàng tỉ khách hàng. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để khách hàng chỉ một lần lướt qua là có thể bị thôi thúc quay trở lại để... chịu tốn tiền? Doanh nghiệp càng nhỏ, giữa hàng loạt các chiêu khuyến mãi hấp dẫn và phô bày của các đại gia, càng phải động não tìm các chiêu mời gọi hấp dẫn. Vegas.com, trang web du lịch của công ty phát triển kết hợp nhà hàng, khách sạn, sòng bài thuộc dạng trung bình ở Las Vegas, là một điển hình để giới doanh nhân có thể rút tỉa kinh nghiệm cho mình.

Marketing trực tuyến: tiết kiệm và hiệu quả

Với Vegas.com, giao dịch khá đa dạng. Tại đây, người sử dụng có thể so sánh giá cả, kỳ kèo thương lượng, đặt vé, đặt phòng và cả tìm hiểu lẫn tìm kiếm nhiều dịch vụ khác. Với tính năng hiệu quả, đa chiều và rẻ, nên các công ty khiêm tốn như Vegas.com càng phải tận dụng web thực hiện những dịch vụ này. Dịch vụ qua web thực sự chỉ hiệu quả khi lấy con số các khách hàng quay lại làm mục tiêu. 19% khách hàng quay lại là chỉ số mà Vegas.com đạt được năm nay so với 2% năm trước và 0,10% cách đây 2 năm. Mọi thành viên phụ trách trang web phải thống nhất tư tưởng căn bản nhất mà nhiều nhà cung cấp dịch vụ hay quên, nhất là sử dụng web: hiểu tâm tư của người tiêu dùng, giúp họ đào sâu vào thông tin mà họ quan tâm mà không bị chi phối bởi những thông tin họ không muốn hoặc không cần biết.

Luôn giữ tiêu chí bình đẳng khi giao dịch, Vegas.com đã xem lượng khách hàng giao dịch trực tiếp tại công ty ngang hàng với người tiêu dùng các miền khác trên thế giới giao dịch qua trang web. Bởi ngay cả khách hàng sống tại Las Vegas cũng có thể mù tịt về thông tin ngay trong địa phương, nên sự phản hồi của nhân viên web phải nhanh chóng, chính xác dẫn đến từng chi tiết.

Tuy không nghe giọng nói, không thấy diện mạo, nhưng nhân viên giao dịch quatrang web đã biết khai thác một lợi thế khác: phân loại trực tuyến đối tượng. Bao gồm tình trạng độc thân, gia đình, người yêu lẫn mục đích xã giao, sở thích, công việc, hưởng thụ... Nhân viên trực web phải được huấn luyện rành rẽ cả về địa điểm, kiến thức lẫncảm tính để có thể với loại khách hàng nào nên đề nghị, nhóm nào tránh đề nghị dạng dịch vụ nào cho phù hợp.

Chính vì thế, trang web doanh nghiệp đừng trông chờ bán quảng cáo trên website của mình làm lợi nhuận chính. Phải biết nhắm đúng mục tiêu kinh doanh. Cung cấp thông tin khách cần chứ không phải thứ ta có.

Với cung cách xoay vòng nhân viên chịu trách nhiệm trang web của mình, Vegas.com đã nắm rõ xu thế người tiêu dùng hơn. Công ty không "hành" khách hàng bằng những bản khảo sát mà dựa vào sự cách tân của Internet - với những ký hiệu đánh dấu có, không - và chỉ điều tra những quyết định trong quá khứ chứ không phải điều họ dự tính ở tương lai.



Tránh giao dịch không lành mạnh

Với web, doanh nghiệp có thể chứng tỏ thực lực của mình, không đi vào thủ đoạn lợi dụng công nghệ web như những công ty ma thường sử dụng. Thủ đoạn mà tay làm ăn cơ hội thường áp dụng để chiêu dụ khách hàng bất chấp thủ đoạn như đưa ra mỹ từ "rỗng mà kêu" để thu hút sự lựa chọn của người tiêu dùng, hứa những khuyến mãi lèo hoặc thiếu công bằng, cung cấp sản phẩm kém chất lượng. Thay vào đó, bạn cần khai thác hết công suất hỗ trợ của Internet qua những thông tin thu thập và chia sẻ được từ khách hàng. Đồng cảm với nỗi e ngại của người tiêu dùng về độ an toàn cẩn mật của thông tin cá nhân họ cung cấp. Không chỉ thất thoát tiền bạc từ rò rỉ mã số tín dụng mà còn nhiều rắc rối khác luôn vây quanh khách hàng khi quyết định gõ phím. Nên nhớ rằng để một doanh nghiệp có được sự tin tưởng của khách hàng là dịp may rất hiếm. Nó vốn đã chiếm tỉ lệ thật bé trong muôn vàn cớ hội khiến họ dừng bước tại trang web mình. Tỉ lệ ấy sẽ bị thu nhỏ hơn nếu không có những đối sách cả về kinh nghiệm cảm tính, đội ngũ nhân sự phục vụ trang web và cả những áp dụng kỹ thuật tiên tiến cập nhật để cầm chân khách hàng. Yahoo, Amazon đã thành công là một kho kinh nghiệm để học hỏi.

Người tiêu dùng nhớ được thương hiệu, logo trang web của doanh nghiệp đó đã là một thành công. Đừng để dịp may ấy vuột đi chỉ vì những kém hiểu biết và thiếu chuyên nghiệp của mình.

Mực không được khô trên trang web giao dịch kinh doanh. Nội dung luôn được cập nhật, ngắn, gọn, dễ thao tác, phản hồi nhanh gọn. Khách hàng cũng muốn biết họ đang tiếp xúc với ai, ở đâu và về điều gì. Trong nền văn hoá web hiện nay, trang web chất lượng hầu như quyết định thương hiệu. Doanh nghiệp có trang web tốt cơ hội thành công càng cao.