Trang

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2007

22 Nguyên Tắc Không Biến Đổi Về Marketing

Theo Al Ries, Jack Trout và Paul Temporal

1. Nguyên tắc về sự dẫn đầu.
Là sản phẩm đầu tiên bao giờ cũng có ưu thế hơn sản phẩm tốt hơn
2. Nguyên tắc về chủng loại.
Nếu bạn không thể là sản phẩm đầu tiên của một chủng loại, hãy thay đổi tính chất của chủng loại đó, hoặc tạo ra một chủng loại mới mà bạn có thể là sản phẩm đầu tiên.
3. Nguyên tắc bậc thang.
Chiến lược mà bạn sẽ áp dụng tuỳ thuộc vào nấc thang thứ mấy mà bạn đang đứng.
4. Nguyên tắc về song đôi.
Về lâu dài, mọi cuộc đua tranh rồi sẽ chỉ còn lại hai con ngựa.
5. Nguyên tắc về tư duy và nhận thức.
Marketing không phải là một trận chiến của các sản phẩm, nó là một trận chiến về nhận thức của khách hàng, và đôi khi chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng trước tạo ra nhiều ưu thế hơn là thâm nhập thị trường trước.
6. Nguyên tắc về sự tập trung.
Khái niệm có tác động cao nhất trong marketing là sở hửu một từ trong tư duy của khách hàng tiềm năng.
7. Nguyên tắc về sự mở rộng.
Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được.
8. Nguyên tắc về sự độc nhất và tính ưu việt
Sở hửu một vị trí ưu việt trong tư duy của khách hàng là yếu tố sống còn, marketing là một sự nỗ lực liên tục trong quá trình tìm kiếm sự độc nhất.
9. Nguyên tắc về sự phân chia.
Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai (hoặc nhiêu hơn) chủng loại.
10. Nguyên tắc của trái tim.
Chiến lược marketing mà không có yếu tố tình cảm thì sẽ không có hiệu quả.
11. Nguyên tắc về đặc tính
Khi bạn phải tập trung vào đặc tính sản phẩm, bất kỳ khía cạnh nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả.
12. Nguyên tắc về tính thật thà
Khi bạn chấp nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm
13. Nguyên tắc về sự hy sinh.
Muốn được một thứ bạn phải từ bỏ một thứ khác.
14. Nguyên tắc về sự thành công.
Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo dẫn đến thất bại
15. Nguyên tắc về sự thất bại.
Thất bại là điều phải được dự kiến và được chấp nhận
16. Nguyên tắc về yếu tố không thể lường trước.
Trừ phi bạn chính là người soạn ra kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, bạn không thể biết được điều gì sẽ xãy ra trong tương lại.
17. Nguyên tắc về sự cường điệu
Tình hình thực tế thường ngược lại với những gì xuất hiện trên báo.
18. Nguyên tắc về sự gia tốc
Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa trên mốt nhất thời mà dựa trên khuynh hướng
19. Nguyên tắc về viễn cảnh.
Hiệu ứng marketing thường xãy ra và kéo dài
20. Nguyên tắc về sự đối nghịch
Nếu bạn nhắm vào vị trì thứ hai, chiến lược của bạn do người dẫn đầu quyết định
21. Nguyên tắc về xuất xứ.
Xuất xứ của thương hiệu thường quan trọng hơn chất lượng
22. Nguyên lý về nguồn tài nguyên.
Không có đủ nguồn ngân sách và kiến thức chuyên môn cần thiết, ý tưởng không thể thành hiện thực và thương hiệu không thể được tạo nên.

Sally sưu tầm

Mười chỉ số cơ bản các Web site TMĐT cần theo dõi

Trong bữa cafe với chủ nhân của một site Tuyển dụng, tôi chợt nhận ra mọi người đều so sánh sự thành công của Site trên chỉ số Alexa. Ngay cả Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại Việt Nam) cũng đề xuất sử dụng chỉ số Alexa để xếp hạng về chất lượng của Web site bộ, ngành.

Vậy Alexa cho phép biết những gì? Alexa cho biết tỉ lệ số trang xem/ truy nhập, xu hướng và số người truy nhập trên toàn thế giới vào một site với giới hạn bộ đếm này chỉ kích hoạt trên trình duyệt web có cài tool bar Alexa. Tuy nhiên một thực tế là tại Việt Nam không có nhiều người cài toolbar này trong khi đó người truy nhập chủ yếu từ Việt Nam, mặt khác việc tự tăng số lần xem trang đối với Alexa là rất dễ dàng nên Alexa rất khó có thể trở thành thước đo chất lượng của một Web site và càng không thể đo sự thành công của một Web site.



Để đánh giá chất lượng một Web site Thương mại điện tử thì cần nhiều hơn những chỉ số của Alexa. Chúng tôi đề xuất 10 chỉ số quan trọng các trang TMĐT nên theo dõi.

1. Tỉ lệ người truy nhập mới: Hầu hết mọi người đều không để tâm đến tỉ lệ hoán chuyển người truy nhập cũ và mới. Bằng cách đánh giá riêng tỉ lệ hoán chuyển người truy nhập mới, bạn mới có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu lực của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của công ty.

2. Tỉ lệ quay lại của người truy nhập cũ: Không phải ai cũng mua hàng của bạn trong lần đầu tiên truy nhập Web site, chỉ có nội dung tốt, hấp dẫn mới có nhiều người quay lại Web site. Bằng cách theo dõi tỉ lệ này, bạn có thể biết Web site của bạn có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung Web site.

3. Số trang xem/ truy nhập: tỉ lệ này phản ánh sự hấp dẫn site đối với người xem. Việc tăng tỉ lệ trang xem/ truy nhập chỉ ra nội dung của bạn đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang. Tuy nhiên một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết.

4. Số hàng/ đặt hàng: Bạn nên có một công cụ theo dõi bao nhiêu hàng được xem trên một lần đặt hàng. Điều này giúp bạn tìm hiểu được hành vi của người mua hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn.

5. Giá trị đặt hàng trung bình: Tuỳ theo từng lĩnh vực kinh doanh mà giá trị đặt hàng trung bình sẽ khác nhau, chính vì vậy mục tiêu về giá trị trung bình của bạn cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn đo lường giá trị này thường xuyên, bạn sẽ có thông số giữa các năm, điều này hỗ trợ cho marketing rất nhiều.

6. Tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập: Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Web site ra không quay trở lại. Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với người truy nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút, ...
Bạn nên theo dõi liên tục tỉ lệ bỏ Web này trong các trang Web quan trọng bao gồm trang chủ và những trang có SEO hoặc PPC.

7. Thời gian tải trang Web: Như đã đề cập, thời gian tải trang Web chậm có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập cao. Bạn nên kiểm tra thời gian tải trang Web với nhiều tốc độ kết nối hoặc với các công cụ kiểm tra trực tuyến.

8. Nguồn truy nhập vào Web site của bạn: Với công cụ Google Analytics cho phép bạn theo dõi nguồn truy nhập theo 3 danh mục: Truy nhập trực tiếp (bằng cách gõ trực tiếp URL Web site của bạn), Truy nhập từ kết quả tìm kiếm (kết quả trả về bao gồm cả SEO và PPC), cuối cùng là từ các site tham chiếu (từ bất cứ site nào liên kết đến Web site của bạn). Tuỳ theo mỗi site mà tỉ lệ truy nhập có khác nhau, tuy nhiên nếu số lượng người truy nhập trực tiếp tăng lên, điều này đồng nghĩa với thương hiệu của bạn đang được nhiều người quan tâm.

9. Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng trong một năm: Con số này cho bạn biết một người khách hàng đặt hàng bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian. Đây là một công cụ tốt cho phép bạn xác định bạn nên chi bao nhiêu tiền cho marketing hoặc làm marketing lại.

10. Tỉ lệ huỷ bỏ thanh toán/ giỏ hàng: Bạn nên đo lường tỉ lệ phần trăm số khách hàng rời bỏ thanh toán/ giỏ hàng trong từng bước thanh toán. Chẳng hạn: bao nhiêu phần trăm khách hàng rời bỏ sau khi đưa sản phẩm vào giỏ hàng? Sau khi nhập thông tin hoá đơn, vận chuyển? Sau khi nhập thông tin thẻ tín dụng? Tỉ lệ rời bỏ quá cao là dấu hiệu của quy trình thanh toán không tốt.

Trong bài tiếp theo tôi sẽ đưa ra các chỉ số đánh giá một Blog.
Bài viết có tham khảo Web site Web Marketing Today, Bộ Thương Mại Việt Nam

Sally

Web Design 2.0: Xu Hướng Mới

Đã từ khá lâu khi những trang Web 2.0 dùng các hình khối có góc tròn (rounded-corner) và những đường cong như một tiêu chuẩn trên giao diện. Nhưng những xu thế mới trong thiết kế trở về với những đường thẳng có vẻ đang được ưa chuộng.

Một số website tiêu biểu
Trước hết chúng ta hãy xem một số trang chủ mà chắc cũng giống như tôi các bạn sẽ phải thốt lên “Oh, cool!”. Đây là những website tiêu biểu cho xu hướng thiết kế mới hiện nay.

1. Shoeboxed.com
http://www.shoeboxed.com là một trang web giúp bạn theo dõi các hóa đơn mua hàng và chia sẻ việc mua sắm của mình với bạn bè. Dịch vụ này có vẻ được ưa chuộng ở phương Tây vì họ rất “tính toán” trong việc mua bán.


Bảng màu chính:


2. Wishlistr.com
Có bao giờ bạn cảm thấy lúng túng khi đi mua quà mừng thôi nôi, sinh nhật hay tân gia một ai đó vì chẳng biết “thân chủ” muốn cái gì? Với tính thực dụng cố hữu, người phương Tây thường tạo ra một “Wish List” liệt kê danh sách những thứ mình mong muốn; nhìn vào danh sách này bạn sẽ biết chắc mình nên mua gì. Nhưng sẽ ra sao nếu có hai hay nhiều người hơn cùng mua một món quà? Dịch vụ web wishlistr.com sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp. (Ở Việt Nam thì hơi khác, trong đa số trường hợp chúng ta đều có thể dùng… phong bì.


3. Church Plant Media
churchplantmedia.com là một dịch vụ CMS (content management system). Nếu bạn muốn tạo ra một cool website tương tự như họ thì đây là địa chỉ nên tìm đến.

Bảng màu chính:


4. Corking Design
corkingdesign.co.uk là một công ty thiết kế web chuyên nghiệp. Tất nhiên website của họ phải thể hiện điều đó.


Bảng màu chính:


5. Revolver
Revolver là trang web giới thiệu một công cụ cùng tên giúp bạn dễ dàng thay đổi hình nền hay tạo các showcase hình trên trang web của mình.


Bảng màu chính:


6. YikeSite
YlikeSite là một CMS khác nhưng chức năng đơn giản hơn Church Plant Media, chủ yếu giúp bạn tạo ra các website tĩnh giới thiệu công ty/dịch vụ của mình.


Bảng màu chính:


Một số website khác:

Blogadda.com


Dibusoft


Enrichment


HyperPixel Design


NetNova


Studio3K


Xu hướng thiết kế

Chúng ta dễ dàng nhận thấy thiết kế layout cùa các trang web trên dùng chủ yếu là các dải màu thẳng kéo dài hết màn hình. Các phần của trang web được phân cách bằng các dải màu sắc tách biệt chứ không dùng các đường biên (border). Màu nền đậm (hay nổi hơn) ở phía trên và nhạt dần (hay chìm hơn) ở các phần dưới, tùy theo nội dung mà trang web muốn nhấn mạnh.

Ở phần header, chúng ta thường chỉ thấy logo trang web và menu định hướng đơn giản, làm cho người dùng chú ý hơn tới phần nội dung phía dưới. Các biểu tượng sinh động, rõ ràng giúp ta rất dễ nắm bắt các nội dung, chức năng quan trọng nhất mà trong web cung cấp. Chúng ta không thấy có hình người nào trong các trang web này mà thay vào đó là các hoạt hình khiến người dùng có cảm giác dịch vụ trang web cung cấp rất dễ sử dụng.


Ngoài ra các biểu tượng (icons and badges) cũng giúp nhấn mạnh các chức năng mà website cung cấp.


Menu định hướng của các trang web này rất rõ ràng, ít mục và không có nhiều tầng giúp cho người dùng không bi lạc vào mê cung các mục menu cha, con, cháu chắt… mà có thể đến nơi cần tới chỉ với một cú nhấp.


Nhận xét chung

Khỏi cần phải ca ngợi về độ chuyên nghiệp mà các nhà thiết kế thế hệ 2.0 đã đạt tới, ưu tiên hàng đầu cho một trang web hiện nay là giúp người dùng cảm thấy dễ nắm bắt, dễ sử dụng các chức năng mà dịch vụ web đó cung cấp. Việc sử dụng đúng màu sắc, biểu tượng là cả một nghệ thuật, nó nói lên trình độ của nhà thiết kế nhưng quan trọng hơn là nó làm nổi bật trọng tâm của trang web.

Cách đây hơn một năm trong một bài viết khác tôi đã đề cập tới những yếu tố căn bản của design 2.0 như sử dụng div layout, CSS, XHTML… Tôi có thể nhận thấy hầu hết các trang web 2.0 của Việt Nam đã đi theo xu hướng thiết kế này, kết quả là chúng ta có những giao diện thanh thoát hơn, dễ định hướng hơn. Nhưng cũng phải nói là không có nhiều website đạt tới trình độ hoàn hảo như các trang web mà chúng ta vừa điểm qua. Điều dễ nhận biết là vai trò của designer trong quyết định bố cục các trang web tại Việt Nam không lớn và họ thường phải thỏa hiệp với xu hướng bày tất cả ra mặt tiền của ban lãnh đạo. Có vẻ như chúng ta còn phải học hỏi nhiều từ các đồng nghiệp phương Tây.

Sally sưu tầm, Hồng Quang dịch
(Theo StyleIgnite)