Trang

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Forget Apple, Forget Facebook: Here’s The One Company That Actually Terrifies Google Execs

It’s very easy to get caught up in the Android versus iPhone duel and Google’s recruiting battles with its newly-public Silicon Valley neighbor, Facebook.
But neither one of those companies worry Google executives as much as another that is actively taking money out of their pockets.
This company is from Washington, but no, it’s not Microsoft.
Google’s real rival, and real competition to watch over the next few years is Amazon.
Google is a search company, but the searches that it actually makes money from are the searches people do before they are about to buy something online. These commercial searches make up about 20 percent of total Google searches. Those searches are where the ads are.
What Googlers worry about in private is a growing trend among consumers to skip Google altogether, and to just go ahead and search for the product they would like to buy on Amazon.com, or, on mobile in an Amazon app.
There’s data to prove this trend is real. According to ComScore, Amazon search queries are up 73 percent in the last year. But it makes intuitive sense doesn’t it?
Why go through these steps …
  • Google search “rubber galoshes,”
  • Analyze some text links,
  • Click on one to go to a product page on some e-commerce store,
  • Click to add the item to your cart,
  • Input your credit card,
  • Input your address,
… when you can just …
  • Search amazon for “rubber galoshes,”
  • Click one button to buy the product with your usual credit card and have it shipped to your normal address.
On mobile, where Amazon has its own app and Google is just a search bar for a smaller-screened browser, the equation tips further in Amazon’s balance.
The scenario gets even scarier for Google if Kindle phones and Kindle tablets gain ubiquity.
If you have a Kindle phone, which comes with free movies and books because you have an Amazon Prime account, which also gives you free shipping, why in the WORLD would you ever search to buy something through anything but Amazon?
You wouldn’t.
That’s why Amazon is practically giving its hardware away.
It’s also why Amazon scares Google more than anything Facebook or Apple are up to.
Business InsiderBy Nicholas Carlson | Business Insider

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

“Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving”  by  Albert Einstein


“Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving”  by  Albert Einstein

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt (vnexpress.net). Welcome all comments.

Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt

Chúng ta vẫn thường được nghe trên báo đài về các phẩm chất của người Việt như: cần cù chịu khó, có tố chất thông minh và sáng tạo, thân thiện và mến khách... Nhưng sự thật có phải như thế hay chúng ta đang tự huyễn hoặc mình bằng những điều hoa mỹ?

Những nhận định đánh giá này có khi là xuất phát từ chủ quan của người Việt mình, khi thì được trích dẫn từ góc nhìn của một người bạn nước ngoài nào đó. Chưa biết điều đó có thật sự đúng và khách quan hay không nhưng đôi lúc cũng làm cho tôi (và có lẽ cũng rất nhiều người khác) cảm thấy rất tự hào.

Tôi chưa có dịp đi ra nước ngoài để có thể có một sự trải nghiệm hoặc so sánh với người dân các nước khác xem thử dân mình có thật sự nổi bật hơn với những đức tính nói trên hay không.

Thế nhưng với những cảm nhận những gì đang xảy ra trong cuộc sống, cùng với những câu chuyện từ trên báo chí và của những người quen biết từng sống ở nhiều nước trên thế giới tôi chợt giật mình tự hỏi những gì lâu nay mình vẫn tự hào có phải là một sự huyễn hoặc hay ít ra đó là những đánh giá vội vàng, khiên cưỡng.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng tính cần cù chịu khó: nếu chịu khó lang thang trong các quán cà phê có mặt ở khắp nơi từ phố xá cho đến thôn quê ta không khỏi ngỡ ngàng bởi có vô số người đủ mọi thành phần, lứa tuổi đang rất nhàn rỗi bên những ly cà phê (hoặc nước giải khát) bất kể là nắng hay là mưa, trong giờ hành chính hay ngoài giờ, ngày nghỉ hay ngày làm việc.

Trong số đó có rất ít người đến để bàn công việc mà chủ yếu họ đến để “giết” thời gian. Mà nào đâu chỉ có quán cà phê, ở các quán nhậu, quán bi-a cũng có những cảnh tượng tương tự. Hoặc có điều kiện thâm nhập vào các công sở hẳn sẽ không khó khăn lắm để mục sở thị không khí là việc uể oải, “câu giờ” của nhiều công chức nhà nước...Lúc đó chắc hẳn mọi người sẽ tự hỏi cái chất cần cù, siêng năng, chịu khó đang thật sự ở mức nào?

Còn với đức tính thông minh, sáng tạo thì chúng ta phải đặt vấn đề là có bao nhiêu phát minh khoa học, bao nhiêu giải pháp công nghệ của người Việt được thế giới công nhận? Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… có bao nhiêu phần trăm hàm lượng công nghệ mang nhãn hiệu made in Việt Nam?

Khó có câu trả lời thật chính xác nhưng ta có thể nói ngay rằng những thành quả đó là rất ít, thậm chí là không đáng kể. Thật đáng buồn hơn khi hiện tại chúng ta hầu như chưa làm chủ được các kỹ thuật công nghệ nguồn .

Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt thì sao? Thật sự thì cũng khó đồng tình khi chúng ta thường xuyên nghe sự ta thán của không ít của du khách nước ngoài, các đối tác làm ăn kể cả các Việt kiều về việc các nhân viên hải quan, tiếp viên hàng không Việt Nam - những người được coi là tiếp tân của quốc gia, sao thường xuyên thiếu vắng nụ cười .

Cũng tương tự khi đến các công sở nhà nước, các bệnh viện, trên xe buýt… chúng ta cũng hiếm khi nhận được sự niềm nở ân cần. Rồi thì nạn chặt chém du khách, nạn chèo kéo, bu bám du khách ở rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước đã chứng minh điều ngược lại cho nhận định về sự thân thiện và hiếu khách.

Chưa kể một số mặt khác như kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính cầu thị và khả năng học hỏi của người Việt mình cũng không được đánh giá cao.

Nói như thế tôi không có ý định phủ nhận cũng như đánh giá thấp tất cả những đức tính tốt đẹp của tất cả người Việt mình, cũng không phải là một cách nhìn tự ti. Ở đâu đó và ở những thời điểm nào đó cũng có không ít con dân đất Việt đang hăng say miệt mài lao động sáng tạo và gặt hái được những thành công đáng ghi nhận.

Cũng có biết bao nhiêu con người dù trong gian khó vẫn lạc quan yêu đời, vẫn luôn luôn nở nụ cười đem lại cho cuộc sống này những gam màu tươi mát. Chỉ có điều nó chưa thật sự trở thành sâu rộng, phổ biến đến mức nổi bật và mang tính đại diện cho cả dân tộc.

Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam đều có sẵn những đức tính cần cù thông minh, sáng tạo và cũng cực kỳ thân thiện hiếu khách. Vấn đề là chúng ta phải làm sao gợi dậy được những đức tính đó.

Thế nhưng để làm sao cho những đức tính đó được bộc lộ, phát huy và lan tỏa một cách rộng khắp để trở thành như một thứ “quốc bảo” thì có lẽ còn quá nhiều việc phải làm.

Lê Quảng Đại

------comment #1
Một người nước ngoài sang Việt nam chơi, họ nhìn thấy một bà đi bắt cua. 
Trong giỏ có rất nhiều cua.Nhưng không thấy bà ấy đậy nắp. ông khách ngạc nhiên mà hỏi rằng:" Này bà,sao bà không đậy nắp , bà không sợ cua bò ra hết à? bà ta cười và trả lời ông khách:"
ông à ,đây là cua việt nam,cua này chỉ phải đậy ,và đậy thật kỹ khi chi có một con trong giỏ. Còn khi đã có hai ba con trở lên thì không cần đậy !" .Ông khách ngạc nhiên hỏi thêm:"Sao vậy Bà?".Bà ta trả lơi:" Đó là điều đặc biệt của cua việt nam.Khi một mình thì đậy kỹ thế nào nó cũng tìm cách ra được. Nhưng có tử vài ba con trở lên, thì....con nào bò lên sẽ bị các con khác kéo xuống ngay, nên không con nào ra được. Thế thôi!." ông khách gật gù cười ".À ra thế!"

-------comment #2
Hoàn toàn đồng ý với tác giả
Tôi hoàn toàn đồng ý, hiện tôi đang làm việc tại Singapore, vì đặc thù công việc nên văn phòng công ty tôi có nhân viên từ các quốc tịch khác nhau: Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Phillipines, Ấn Độ, Thái Lan. Và có 1 điều tôi phải thú nhận: những người Việt đó tệ nhất trong các quốc tịch còn lại: không hợp tác, lười nhác, đùn đẩy trách nhiệm, luôn đòi hỏi và không đoàn kết ngay cả với chính nhóm Việt Nam, dù chúng tôi cũng chỉ có 5 người.
Dân Singapore chính gốc ư, họ giàu có, đó là điều đương nhiên. Nếu các bạn thấy họ thực sự 'cày' như thế nào, lúc nào thấy họ cũng nhanh: đi nhanh, làm việc nhanh, nói nhanh. Đi sớm và về muộn, ít có ai về lúc 5 giờ chiều, 6 giờ cũng đã là quá sớm, còn việc ở lại văn phòng tới 9-10 giờ tối là việc bình thường. Tôi không nghĩ đại đa số người Việt chịu làm việc kiểu này.
Không chỉ là người trẻ phải đi làm đâu nhé. Những người làm dọn dẹp, vệ sinh ở các khu công cộng, đều là những người lớn tuổi, một số người lưng còng xuống, và họ vẫn làm việc, cần mẫn, chăm chỉ. Tôi cũng từng có điều kiện làm việc lâu năm cùng một số người Nhật, họ không bao giờ tự hào mình thông minh (và thực sự, nhìn chung, người Nhật không thông minh xuất sắc), nhưng họ cần cù, chăm chỉ.
Khi nào những người Việt đó thoát khỏi tư tưởng làm ít hưởng nhiều, lúc nào cũng chỉ muốn ăn xổi, khi nào người Việt mới chịu cần cù làm việc trong mọi trường hợp như công dân các nước trong khối ASEAN (chứ không chỉ vì sinh kế quá thúc bách) và bỏ được thói khôn lỏi, chỉ muốn lợi cho chính mình, còn ai sống chết mặc kệ, thì khi đó, Việt Nam mới có cơ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói, lạc hậu.
Dorothy | 16/05/2012


-----comment #3
Người Việt góc nhìn khác
Gửi các bạn tham khảo bài sưu tầm đánh giá người việt qua nghiên cứu của người Mỹ:
1. Cần cù lao động, song dễ thoả mãn, tâm lý hưởng thụ còn nặng
2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tư duy dài hạn, chủ động
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm)
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý tưởng nâng lên thành lý luận
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện vì công ăn việc làm, ít chí khí, đam mê)
6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích học đòi)
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong những điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện
9. Yêu hoà bình, nhẫn nhịn song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt
10. Thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng 1 việc: 1 người làm thì tốt, 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng)
quachdaihiep | 16/05/2012

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Đi hay ở: Các nhân viên phải ứng xử ra sao?

 
Nguồn: LiveScience.com
    Trung bình một nhân viên Mỹ dành ra tới gần 20 tiếng đồng hồ 1 tuần chỉ để lo nghĩ về...những "động thái" của sếp ! Hệ quả là sự xuất hiện của stress, suy nhược, đau tim hay bất hoà trong gia đình....Cách tốt nhất là cởi mở để thảo luận như đề xuất trên.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Steve Jobs - Huyền thoại và sự bất tử

Có lẽ bạn sẽ lần giở mỗi trang của cuốn sách về Steve Jobs này, ở một nơi thanh vắng nào đó, trong một đêm yên tĩnh nào đó chẳng hạn, duy chỉ có điều, bạn không thể cảm thấy sự an tĩnh khi đọc cuốn sách này cũng như khi đọc bất kỳ điều gì liên quan đến Steve Jobs.

Máu trong huyết quản của bạn phải chảy nhanh hơn và tim bạn phải đập mạnh hơn nếu như bạn thật sự hiểu được những tinh hoa trong con người Steve Jobs. Người đàn ông này không phải là con người của sự đứng yên, tĩnh tại, hay bình lặng, cho dù ông có ăn chay và tin tưởng vào đạo Phật.
Steve không theo đuổi bất kỳ thứ chủ nghĩa trung tính và ôn hòa nào theo tinh thần Phật giáo. Cho tới những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ông vẫn là một con người của sự nổi loạn, của một tinh thần hippie chảy rần rật trong mỗi mạch máu của mình. Tinh thần ấy thể hiện rõ nhất trong một phát biểu của ông: "Những kẻ đủ điên để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thể giới cũng chính là những người có thể làm được điều đó."

"Gã điên khùng" Steve Jobs đã đi qua hết những chặng đường điên loạn của mình. Ai đó nói rằng, thế giới này phát triển không bởi những con người suy nghĩ duy lý mà ngược lại. Điều ấy có vẻ như đúng hơn cả với Steve, con người luôn thách thức tất cả những quy luật thông thường bằng sự ngang ngược của mình: "thà làm hải tặc còn hơn làm hải quân", "tôi không quan trọng mình có lý hay không, tôi chỉ quan tâm mình có thành công hay không..."

Steve bất tử, tất nhiên rồi. Nhưng kỳ lạ thay, con người đặc biệt này lại dùng nỗi ám ảnh từ cái chết để lấy đó làm động lực cho những nỗ lực phi thường trên con đường vươn tới thành công của mình. Ai cũng có thể nói rằng, hãy sống như ngày mai mình chết. Nhưng chỉ có một người như Steve, người trong suốt 33 năm cuộc đời, đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi: "Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời, tôi có làm những điều tôi muốn hay không?"
Động lực chi phối hành vi của chúng ta. Động lực bạc tiền, động lực danh vọng, động lực tìm kiếm sự ngưỡng mộ của người khác giới, động lực tình yêu và còn nhiều động lực khác nữa ... Duy chỉ có Steve coi cái chết là động lực ngay từ thời trai trẻ, phải chăng nhà tiên tri công nghệ này dường như đã linh cảm được sự yểu mệnh của chính mình?


Bạn có thể yêu mến Steve, tùy bạn, nhưng với những người làm việc cùng Steve, sẽ không hẳn thế. Đặc tính cáu gắt, thất thường, hay quát nạt cấp dưới và luôn luôn đòi hỏi quá cao của Steve khiến ông trở thành "hung thần" trong mắt nhân viên. Khí chất "điên loạn" xét theo nghĩa nào đó của Steve thể hiện một sự không hài lòng thường trực về mọi thứ, dưới mắt Steve, không gì là hoàn hảo. Thứ chủ nghĩa tối hảo hay chủ nghĩa tinh hoa tuyệt đối ấy là đặc trưng cơ bản nhất trong tinh thần Steve Jobs, là giá trị vô hình đã tạo ra những siêu phẩm hữu hình như Ipod, Iphone, Ipad... Như một câu bất hủ của Steve: "Người thợ mộc giỏi không sử dụng miếng gỗ tồi cho tấm lát sau lưng tủ cho dù chỗ đó không ai nhìn thấy..."

Ở Apple, những con người nổi loạn một cách sáng tạo và sáng tạo trên tinh thần nổi loạn có lẽ đã không thể kết hợp với nhau thành "đoàn hải tặc" nếu thiếu vị "hung thần" Steve. Chính nền "độc tài chuyên chính" lấy tinh thần tối hảo làm hệ tư tưởng ấy mới tạo ra những siêu phẩm, chứ không phải thứ dân chủ cãi vã và chủ nghĩa bình quân nhờ nhờ. Nhưng đừng vội quên, độc tài kiểu Steve khác hẳn những thứ độc tài lấy lợi ích cá nhân làm mục đích.

"Nghĩ khác" - Steve đặt khẩu hiệu cho công ty Apple như vậy. Không ít người dám nói thế, nhưng không nhiều người làm được thế. Ai cũng có thể ca ngợi tinh thần giản dị nhưng rồi lại vác về nhà một đống những thứ xa hoa, chỉ có Steve, nghĩ khác và làm cũng khác, tôi đặc biệt thích chi tiết ông vứt bỏ mọi thứ trong nhà, chỉ để lại một vài vật dụng giản đơn. Ông nói: "Tôi tự hào về những điều tôi không làm còn hơn cả những điều tôi làm". Vứt đi càng nhiều càng tốt, buông bỏ được hết thì hay, riêng có điểm này, tôi thấy tinh thần của ông rất gần gũi với đạo Phật.

Steve là người đã khai sinh ra ngành máy tính cá nhân và Steve cũng là người đã hủy diệt nó. Với iPhone, iPad... máy tính cá nhân bỗng trở thành thứ gì đó nặng nề, cục mịch, quê mùa... Những thiết bị cầm tay nhỏ nhắn rồi sẽ bào mòn thị trường máy tính cá nhân bởi bản thân chúng đã là một thế giới hoàn hảo của những ứng dụng, dịch vụ và sản phẩm số.

Với tư cách là nhà sáng tạo, Steve đã tự hủy diệt chính mình, tự hủy diệt những đứa con tinh thần của mình bằng cách cho ra đời những đứa con khác để rồi lại hủy diệt nó đi....
"Cái chết có khả năng là phát minh duy nhất của cuộc sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó xóa cái cũ để mở đường cho cái mới..." Steve Jobs đã khẳng định điều ấy trong bài phát biểu súc tích ở trường Đại học Stanford năm 2005.

Vòng tròn sinh diệt ấy không bao giờ ngừng lại và đây là điểm mấu chốt: Steve bất tử bởi ông chưa bao giờ cho phép mình ngừng lại trên con đường kiếm tìm sự hoàn hảo, không có gì bất tử ngoài sự tiếp nối không ngừng và chỉ có sự tiếp nối không ngừng mới đem lại sự bất tử mà thôi...

Tác giả: Khánh Duy/TuanVietNam

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Không ngừng đặt câu hỏi


"Không ngừng đặt câu hỏi". Đây là cách nói có thể mới với nhiều người nhưng với người Do Thái thì đã tích lũy triết lý này trong hàng ngàn năm. Đang đọc "Trí Tuệ Người Do Thái", hi vọng tuần sau xong sẽ có bài tóm tắt về nó.

"Không ngừng đặt câu hỏi"
 --Xin mạn phép đăng lại bài của Tiến Sĩ Alan Phan--

Tất cả bài viết của tôi bắt đầu từ câu nói nằm lòng của Robert Kennedy,” Những nghiên cứu gia nhìn vào sự kiện đang xẩy ra và hỏi tại sao. Tôi nhìn vào những sự kiện đã không xẩy đến và hỏi tại sao không?” (There are those who look at things the way they are, and ask why… I dream of things that never were, and ask why not?). Đó là tiền đề của cuốn sách “Tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam” tôi vừa hoàn tất.
Tôi luôn nói với các bạn trẻ là thế giới kinh doanh không thiếu tiền mà chỉ thiếu ý tưởng. Những ý tưởng sáng tạo, làm thay đổi thói quen và hành xử, cải thiện hiệu năng vượt bực là những ý tưởng đã đem lại tài sản hay danh vọng khổng lồ cho nhiều doanh nhân. Người Mỹ gọi chúng là những game-changers hay là những bước tiến đã thay đổi cuộc chơi. Gần đây nhất, Facebook đã khiến một anh sinh viên 24 tuổi Zuckerberg trở thành tỷ phú. Trước đó là các doanh nhân đã sáng lập ra Google, Apple, Microsoft, Intel, IBM, Bell, RCA, Carnegie…tất cả đều là những thanh niên khởi nghiệp với trí tuệ, nghèo và kiên nhẫn. Họ chỉ có ý tưởng, không có tiền và tất cả đều đã thành công trong việc thay đổi phần lớn đời sống nhân loại.

Muốn vậy, họ đã biết đặt câu hỏi chính xác là “tại sao không.?” Họ đã dám đi vào lề trái của 99% đám đông. Họ dám có những tư duy khác lạ so với những suy tưởng bình thường của xã hội.
Dĩ nhiên, rất nhiều ngừơi, dù thành công hay thất bại, trong bọn họ đã phải trả giá đắt. Từ những mất mát về tiền bạc (thực ra không nhiều vì đa số là nghiên cứu sinh nghèo) đến những mất mát về danh tiếng, thị phi vì xã hội không ưa những người khác biệt. Thậm chí nhiều nguời còn mất mạng vì ý tưởng hay khám phá lạ đời, như Galieo với giả thuyết trái đất tròn, như Socrates với biện giải logic, như rất nhiều văn nghệ sĩ tư tưởng gia trong các triều đại phong kiến.
Lấy lịch sử làm thí dụ. Ai cũng biết lịch sử luôn luôn được ghi lại bởi những kẻ chiến thắng. Trong những triều đại mà sự phản biện không được phép thực thi thì những câu chuyện ghi trong lịch sử có thể chỉ là những huyền thoại được thêu dệt vẽ vời để tăng uy tín và quyền lực cùa kẻ thắng. Tuy nhiên, phần lớn người dân, kể cả những bậc trí thức có chút đầu óc cũng nuốt gọn mọi dối trá trộn lẫn trong sự thật và bán sự thật (half-truths).
Trong một xã hội mà đến 95% dân số sống đời khổ sở và thiếu thốn về những vật chất tối thiểu, thì tư duy của ta phải đi ngược lại suy nghĩ đại chúng và hành xử trái hẳn với những điều mà người dân cho là sự khôn ngoan thường nhật. Muốn thóat ra khỏi giới hạn chật chội của nghèo đói, chúng ta phải có tư duy “ngoài cái hộp” (think out of the box).
Dĩ nhiên, ta phải đối phó thường trực với những ù lì rồi phá phách của những thành phần không muốn đổi thay hay tiến bộ của xã hội vì lợi ích cá nhân, gia đình hay phe nhóm. Không có một tinh thần bất khuất và kiên trì, chúng ta sẽ bỏ cuộc không chóng thì chày, vì sức đề kháng của phe bảo thủ rất mạnh. Cuối cùng, những thay đổi rồi cũng đến, vì cốt lõi của cuộc sống là thay đổi (change is inevitable). Nhưng có thể ta không còn hiện diện để nhìn những đổi thay này.
Chả thế mà chính Einstein cũng phải mỉa mai về đám đông chung quanh mình,” Hai thứ là vô tận trên đời: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người. Thực ra, tôi không chắc về vũ trụ” (Two things are infinite: the universe and human stupidity. And I’m not sure about the universe.”
Tư duy mới sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi là tình trạng hiện tại do ai duy trì và họ có những ích lợi gì vào sự ù lì của tình thế? Kế tiếp là những thay đổi sẽ đem đến những cơ hội và rủi ro gì? Ngoài thay đổi, chúng ta có thể tìm được những phương hướng gì khác hơn cả sự thay đổi? Sự suy nghĩ của đám đông là thế này; nếu ta làm ngược lại, thì kết quả gì sẽ xẩy đến? Thói quen bắt đầu từ tư duy, liệu ta có thể thay đổi tư duy của người tiêu thụ hay đối tác?
Trong tình trạng cạnh tranh của toàn cầu hóa và thế giới “phẳng”, một tư duy sáng tạo là một vũ khí vô cùng quan trọng cho sự tiến bộ của một cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia. Chất xám và phần mềm sẽ là yếu tố quyết định trên thương trường tự do. Giáo dục, đạo đức và môi trường văn hóa là thành phần dinh dưỡng cho nền kinh tế mới. Cuốn sách “Một tư duy mới cho kinh tế và xã hội Việt Nam” của tôi là một đóng góp nhỏ trong tiến trình tăng trưởng của lớp người trẻ hiện nay.
Mời bạn lên đường và đừng quên là Einstein đã nhắc nhở ta,” Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi” (The important thing is not to stop questioning).
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Bí quyết thành công của người Nhật

Là một nước rất nghèo về tài nguyên, động đất nhiều nhất thế giới, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ sau Thế Chiến thứ II. Bằng cách nào mà Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng thần kỳ, trở thành nước có tiềm năng lớn thứ hai trên thế giới về kinh tế, khoa học kĩ thuật và tài chính?

Bí quyết thành công của họ hóa ra rất đơn giản:

Đúng giờ

Người Nhật rất đúng giờ. Họ đến trước giờ hẹn tối thiểu 5 phút. Các cuộc họp chỉ bắt đầu khi tất cả thành phần đã có mặt. Vì vậy, đúng giờ là cực kỳ quan trọng. Ở ta, đi làm muộn nhiều như châu chấu. Lãnh đạo có khi phải ngồi đợi nhân viên tới họp trễ. Ngẫm lại thật xấu hổ.

Đúng hạn

Hạn đã định là không thay đổi bởi bất cứ lý do gì. Sở dĩ thời hạn không thể thay đổi là vì người Nhật đã lập kế hoạch và chuẩn bị mọi việc để thực hiện sau mốc thời hạn đó rồi. Ví dụ thời hạn ra mắt sản phẩm là 21/12/2009 thì địa điểm ra mắt đã được thuê, khách đã được mời, hợp đồng bán sản phẩm đã ký kết, … Do vậy công tác lập kế hoạch và ước lượng thời gian, nhân lực là quan trọng nhất. Với người Nhật, không có khái niệm trễ hạn, vì hạn đã định, phải bằng mọi giá hoàn thành công việc đúng tiến độ. Trễ hạn đồng nghĩa với việc không thể hợp tác với nhau được nữa.

Nghiêm túc, cẩn thận

Nghiêm túc và cẩn thận trong từng việc nhỏ nhất. Người Nhật cực kỳ cẩn thận. Làm một việc thì bao giờ cũng kiểm tra trước khi làm, kiểm tra trong khi làm và kiểm tra sau khi làm xong. Trước khi mang đồ đi giặt, họ kiểm tra túi quần, túi áo có quên gì không. Khi cho đồ vào máy giặt, họ kiểm tra lại từng cái một lần nữa. Và cuối cùng, sau khi giặt xong, họ lại lục túi quần, túi áo để kiểm tra. Chính vì cẩn thận một cách cực đoan như vậy mà chất lượng hàng Nhật luôn đứng đầu thế giới.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo

Công tác chuẩn bị được thực hiện sớm và kỹ lưỡng, chu đáo đến mức đáng kinh ngạc. Chúng tôi đến thăm Công ty phần mềm tên là OMRON Software. Có cả thảy 10 người tiếp đón và làm việc với chúng tôi. Vì chúng tôi đi khá xa (1 tiếng rưỡi), nên việc đầu tiên là họ mời chúng tôi vào rest room (nhà vệ sinh). Khi tới phòng họp, họ bố trí đúng 22 chỗ ngồi cho khách, không thừa, không thiếu. Đồng thời trên bàn đã đặt sẵn 22 món quà kỉ niệm. Họ chuẩn bị trình chiếu rất cẩn thận, không có chuyện lỗi phông chữ hay trục trặc máy chiếu như ở nhà ta. Lúc ra về, họ mời đi rest room một lần nữa. Xe đi một đoạn xa, tôi ngoái nhìn vẫn thấy họ đứng dàn hàng vẫy chào tạm biệt.

HoRenSo: Chủ động trong công việc

Đây là một trong những khẩu quyết mà người Nhật luôn ghi nhớ. HoRenSo viết tắt của ba chữ: Hokoku, nghĩa là báo cáo, Renraku: trao đổi, Sodan: hỏi ý kiến. Trong công việc, phải báo cáo định kỳ cho cấp trên. Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với đồng nhiệp và cấp dưới. Cuối cùng là phải hỏi ý kiến cấp trên trước khi quyết định làm gì đó. HoRenSo nghĩa là chủ động trong công việc. Hiện nay, ở Trung tâm Phát triển phần mềm, nhân viên thử việc được đào tạo về “4 ngay”: chưa được giao việc hỏi ngay; nhận việc mà không hiểu hỏi ngay; trong lúc làm gặp vướng mắc nhờ giúp đỡ ngay; cuối cùng là xong việc báo cáo ngay. Đây chính là tinh thần HoRenSo. Có điều “4 ngay” tại Trung tâm chưa phát huy mạnh mẽ lắm.

3S: Ngăn nắp, khoa học

Một khẩu quyết nữa mà người Nhật áp dụng rất thành công là 3S. Để có môi trường làm việc ngăn nắp, khoa học và chuyên nghiệp, người Nhật làm 3 việc đơn giản sau:

  • Seiri: Sàng lọc. Chỉ giữ thứ mình cần. Vứt bỏ vật dụng dư thừa, không cần thiết đi.
  • Seiton: Sắp xếp. Sắp xếp mọi thứ sao cho khi cần là có ngay để dùng, không mất thời gian tìm kiếm.
  • Seiso: lau chùi, dọn dẹp, kiểm tra hỏng hóc thường xuyên.

Bàn ghế, máy móc, vật dụng gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp làm tăng hiệu suất làm việc.

Ở ta chuyện tìm cái điều khiển máy điều hòa hay cái dập ghim mất 5, 10 phút hoặc không thể tìm thấy là chuyện bình thường, chẳng ai ngạc nhiên. Hay như việc tìm tài liệu trên máy tính của chính mình, toát mồ hôi không biết đã cất vào đâu, vẫn xảy ra thường xuyên.

Kaizen – Liên tục cải tiến

Đây là khẩu quyết quan trọng nhất, là chìa khóa đem lại thành công cho nền kinh tế Nhật Bản. Liên tục cải tiến, liên tục sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu chi phí. Cải tiến có thể là rất nhỏ. Nhiều cải tiến nhỏ góp lại sẽ làm nên điều kỳ diệu. Kaizen chống lại cách nghĩ và cách làm theo lối mòn, trì trệ, kìm hãm phát triển.

Các Công ty ở Nhật làm Kaizen như sau:

  • Phổ biến ích lợi của Kaizen cho nhân viên mới.
  • Phát động phong trào cải tiến, sáng tạo trong công việc. Đặt mục tiêu cho từng phòng ban, tổ nhóm phải có một số lượng sáng kiến nhất định trong kỳ thì mới được đánh giá cao.
  • Khuyến khích Kaizen bằng thưởng lớn cho sáng kiến.
  • Định kỳ tổ chức ngày hội cải tiến toàn công ty. Trong ngày hội này, các cải tiến đã áp dụng hiệu quả trong kỳ được xét trao giải, được tôn vinh.

Các bí quyết trên rất đơn giản nhưng có dễ thực hiện hay không lại hơi khó trả lời. Chúng ta đều thấy để thực hiện phải thay đổi nhận thức của chính mình, phải nghĩ khác và làm khác. Muốn vậy, lãnh đạo phải có kế hoạch hành động cụ thể, phải tiên phong thực hiện và truyền lửa cho cấp dưới.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ làm được bởi lãnh đạo MISA có khát vọng và tầm nhìn, người MISA có niềm tin, có tài năng và tràn đầy nhiệt huyết!

Osaka, 19/12/2009

Lã Hữu Hòa