"Không ngừng đặt câu hỏi". Đây là cách nói có thể mới với nhiều người nhưng với người Do Thái thì đã tích lũy triết lý này trong hàng ngàn năm. Đang đọc "Trí Tuệ Người Do Thái", hi vọng tuần sau xong sẽ có bài tóm tắt về nó.
"Không ngừng đặt câu hỏi"
--Xin mạn phép đăng lại bài của Tiến Sĩ Alan Phan--
Tất cả bài viết của tôi bắt đầu từ câu
nói nằm lòng của Robert Kennedy,” Những nghiên cứu gia nhìn vào sự kiện
đang xẩy ra và hỏi tại sao. Tôi nhìn vào những sự kiện đã không xẩy đến
và hỏi tại sao không?” (There are those who look at things the way they are, and ask why… I dream of things that never were, and ask why not?). Đó là tiền đề của cuốn sách “Tư duy khác về kinh tế và xã hội Việt Nam” tôi vừa hoàn tất.
Tôi luôn nói với các bạn trẻ là thế giới
kinh doanh không thiếu tiền mà chỉ thiếu ý tưởng. Những ý tưởng sáng
tạo, làm thay đổi thói quen và hành xử, cải thiện hiệu năng vượt bực là
những ý tưởng đã đem lại tài sản hay danh vọng khổng lồ cho nhiều doanh
nhân. Người Mỹ gọi chúng là những game-changers hay là những bước tiến
đã thay đổi cuộc chơi. Gần đây nhất, Facebook đã khiến một anh sinh viên
24 tuổi Zuckerberg trở thành tỷ phú. Trước đó là các doanh nhân đã sáng
lập ra Google, Apple, Microsoft, Intel, IBM, Bell, RCA, Carnegie…tất cả
đều là những thanh niên khởi nghiệp với trí tuệ, nghèo và kiên nhẫn. Họ
chỉ có ý tưởng, không có tiền và tất cả đều đã thành công trong việc
thay đổi phần lớn đời sống nhân loại.
Muốn vậy, họ đã biết đặt câu hỏi chính
xác là “tại sao không.?” Họ đã dám đi vào lề trái của 99% đám đông. Họ
dám có những tư duy khác lạ so với những suy tưởng bình thường của xã
hội.
Dĩ nhiên, rất nhiều ngừơi, dù thành công
hay thất bại, trong bọn họ đã phải trả giá đắt. Từ những mất mát về
tiền bạc (thực ra không nhiều vì đa số là nghiên cứu sinh nghèo) đến
những mất mát về danh tiếng, thị phi vì xã hội không ưa những người khác
biệt. Thậm chí nhiều nguời còn mất mạng vì ý tưởng hay khám phá lạ đời,
như Galieo với giả thuyết trái đất tròn, như Socrates với biện giải
logic, như rất nhiều văn nghệ sĩ tư tưởng gia trong các triều đại phong
kiến.
Lấy lịch sử làm thí dụ. Ai cũng biết
lịch sử luôn luôn được ghi lại bởi những kẻ chiến thắng. Trong những
triều đại mà sự phản biện không được phép thực thi thì những câu chuyện
ghi trong lịch sử có thể chỉ là những huyền thoại được thêu dệt vẽ vời
để tăng uy tín và quyền lực cùa kẻ thắng. Tuy nhiên, phần lớn người dân,
kể cả những bậc trí thức có chút đầu óc cũng nuốt gọn mọi dối trá trộn
lẫn trong sự thật và bán sự thật (half-truths).
Trong một xã hội mà đến 95% dân số sống
đời khổ sở và thiếu thốn về những vật chất tối thiểu, thì tư duy của ta
phải đi ngược lại suy nghĩ đại chúng và hành xử trái hẳn với những điều
mà người dân cho là sự khôn ngoan thường nhật. Muốn thóat ra khỏi giới
hạn chật chội của nghèo đói, chúng ta phải có tư duy “ngoài cái hộp”
(think out of the box).
Dĩ nhiên, ta phải đối phó thường trực
với những ù lì rồi phá phách của những thành phần không muốn đổi thay
hay tiến bộ của xã hội vì lợi ích cá nhân, gia đình hay phe nhóm. Không
có một tinh thần bất khuất và kiên trì, chúng ta sẽ bỏ cuộc không chóng
thì chày, vì sức đề kháng của phe bảo thủ rất mạnh. Cuối cùng, những
thay đổi rồi cũng đến, vì cốt lõi của cuộc sống là thay đổi (change is
inevitable). Nhưng có thể ta không còn hiện diện để nhìn những đổi thay
này.
Chả thế mà chính Einstein cũng phải mỉa
mai về đám đông chung quanh mình,” Hai thứ là vô tận trên đời: vũ trụ và
sự ngu xuẩn của con người. Thực ra, tôi không chắc về vũ trụ” (Two
things are infinite: the universe and human stupidity. And I’m not sure
about the universe.”
Tư duy mới sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi
là tình trạng hiện tại do ai duy trì và họ có những ích lợi gì vào sự ù
lì của tình thế? Kế tiếp là những thay đổi sẽ đem đến những cơ hội và
rủi ro gì? Ngoài thay đổi, chúng ta có thể tìm được những phương hướng
gì khác hơn cả sự thay đổi? Sự suy nghĩ của đám đông là thế này; nếu ta
làm ngược lại, thì kết quả gì sẽ xẩy đến? Thói quen bắt đầu từ tư duy,
liệu ta có thể thay đổi tư duy của người tiêu thụ hay đối tác?
Trong tình trạng cạnh tranh của toàn cầu
hóa và thế giới “phẳng”, một tư duy sáng tạo là một vũ khí vô cùng quan
trọng cho sự tiến bộ của một cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc
gia. Chất xám và phần mềm sẽ là yếu tố quyết định trên thương trường tự
do. Giáo dục, đạo đức và môi trường văn hóa là thành phần dinh dưỡng cho
nền kinh tế mới. Cuốn sách “Một tư duy mới cho kinh tế và xã hội Việt
Nam” của tôi là một đóng góp nhỏ trong tiến trình tăng trưởng của lớp
người trẻ hiện nay.
Mời bạn lên đường và đừng quên là
Einstein đã nhắc nhở ta,” Điều quan trọng là không ngừng đặt câu hỏi”
(The important thing is not to stop questioning).
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét