Trang

Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010

Kỹ năng làm việc nhóm

Các bạn đọc và suy ngẫm xem để cải thiện như thế nào cho bản thân và cho team của mình nhé.

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẫn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân...

QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC THEO NHÓM
1 Tại lần họp đầu tiên
- Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm sẽ đem ra cho các thành viên trong nhóm thảo luận chung, tìm ý tuởng hay, phát biểu và đóng góp ý kiến.- Nhóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả năng từng người dựa trên chuyên môn vủa họ. - Đề ra kế hoạch cụ thể , nhật ký công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn cho lần họp sau. Thông báo phần thưởng, phạt với các thành viên.

2 Những lần gặp sau.
- Tiếp tục có nhiều cuộc họp khác để bổ sung thêm ý kiến và giải đáp thắc mắc cho từng người. - Biên tập lại bài soạn của từng ngươì cũng như chuẩn bị tài liệu bổ sung.

3 Lần họp cuối cùng trước khi hoàn thành công việc
- Người trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi thành viên - Chuẩn bị sẵn bài thuyết trình và trả lời những câu hỏi thường gặp. - Chọn người đứng lên thuyết trình đề tài, trả lời câu hỏi, ghi chú và một số người dự bị.

THỰC TRẠNG
Đối với người Việt trẻ, từ “teamwork” đã được nói đến nhiều nhưng hình như nó vẫn chỉ được “nghe nói” chứ chúng ta chưa thực hiện nó theo đúng nghĩa. Họ ít khi thành công trong những dự án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận chuyên biệt.

NGUYÊN NHÂN
Quá nể nang các mối quan hệ.
Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẫn lộn. Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng, không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. “Dĩ hoà vi quý” mà, việc xây dựng được một mối quan hệ tốt giữa các thành viên quan trọng hơn việc một công trình bị chậm tiến độ.

Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn chúng ta thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc ai làm thì làm. Những người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng hài lòng còn công việc thì không hoàn thành. Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các thành viên chỉ việc tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một mình. Bạn sẽ chọn đi với 10 người khác nhau hay với 10 hình nộm chỉ biết gật gù đồng ý

Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi đang đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, dáng suốt hơn và không nói ra. Trong kỳ dọn dẹp công sở cuối năm, khi công việc đươc tuyên bố”toàn công ty dọn dẹp phòng làm việc” thì sau một tuần phòng vẫn đầy rác, giấy tờ, hồ sơ tung toé khắp nơi. Cuối cùng sếp chỉ định một người chịu trách nhiệm thôi thì công việc chỉ một buổi là OK. Vì sao? Đơn giản vì chỉ có một người, họ buộc phải làm chứ không thể đùn cho ai khác! Còn với cả nhóm, nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên, không phải tại ý kiến của mình, vì mình có nói gì đâu? Ý tưởng của mình vẫn còn cất trong đầu mà! Rất nhiều lý do để giải thích tại sao thất bại, lý do nào cũng dẫn đến điều mình không phải chịu trach nhiệm! Một trong những nguyên nhân của điều này là do chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng người, vì chúng ta thiếu lòng tự tin và tâm lý sợ sai.

Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kì ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ_những_người_giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình.

Các teamlead cần xem lại toàn bộ team của mình để thấy được các thực trạng của team và cùng nhau giải quyết, hỗ trợ nhau.

"Tôi luôn lao đến những nơi quả bóng sắp sửa đến, không phải nơi nó vừa ở đó" - Steve Jobs


Còn bạn thì sao? & chúng ta thì sao?

Dám đương đầu khi cơ hội đến

(Thư riêng của thượng nghị sĩ Hillary Clinton viết cho Cosmo Girls,
một tạp chí dành cho giới trẻ Mỹ, trong tháng 8-2007)


Khi bà Hillary bước lên phía trước, chồng bà lùi về phía sau hỗ trợ vợ

TT - Khi nghĩ về thế giới các bạn phụ nữ trẻ đang bước vào, tôi không khỏi không phấn khích vì có nhiều cơ hội đang bày ra trước mắt các bạn.

Từ trước tới nay chưa bao giờ có nhiều cánh cửa mở ra đến vậy. Tôi thậm chí cảm giác vào năm 2024, cửa Nhà Trắng cũng sẽ được mở ra.

Các bạn thật may mắn. Thế giới ở ngưỡng cửa - và trên chiếc laptop của các bạn. Trong lịch sử, chưa thế hệ nào được kết nối với thế giới bên ngoài nhiều như các bạn. Các bạn có thể nghe và thấy để biết chuyện gì đang sai và dự phần điều chỉnh nó. Chắc chắn có nhiều vấn đề lớn đang chờ đợi bạn ngoài ấy.

Thỉnh thoảng các bạn thấy mình khó nghĩ vì không biết phải bắt đầu ở đâu. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, nơi để khởi đầu tốt nhất chính là... trái tim bạn. Bạn quan tâm đến vấn đề gì? Trái đất đang nóng lên hơn hay nạn nghèo đói toàn cầu? Dạy trẻ em học hay chữa bệnh cho chúng? Tin tốt lành là bạn có nhiều sự chọn lựa. Tin xấu (cũng) là bạn có nhiều sự chọn lựa.

Tôi nhớ lại lúc mình cố gắng nghĩ xem phải làm gì trong đời, tôi thấy mình bị giằng xé theo hàng triệu hướng khác nhau. Khi còn trẻ, tôi từng nộp đơn xin làm phi hành gia, nhưng NASA thời đó chưa thu nhận phụ nữ. Ngay cả khi đã trở thành đệ nhất phu nhân, tôi cũng phải đối mặt với những quyết định hết sức khó khăn: có nên tranh cử vào Thượng viện hay không? Trước đó, tôi chưa bao giờ tranh cử vào một cơ quan công quyền nào nên không biết liệu đó có phải là một việc đúng đắn hay không. Tôi cần tìm thấy ở đâu đó một dấu hiệu. May mắn là tôi đã gặp.

Hôm đó, tôi đến thành phố New York để tham dự sự kiện quảng bá cho một bản tài liệu về phụ nữ chơi thể thao. Hàng chục nữ vận động viên trẻ và tôi đã tập trung tại sân thể thao một trường trung học dưới một tấm băngrôn lớn có hàng chữ "Hãy dám đối chọi". Cô gái trẻ tên Sofia, "thủ lĩnh" của đội bóng rổ nữ, giải thích với tôi câu đó cũng là tựa của một bộ phim. Lúc tôi sắp phát biểu, cô gái cao lớn ấy đã cúi mình thì thầm vào tai tôi: "Hãy dám đối chọi, bà Clinton à. Hãy dám đối chọi".

Giống như có một làn chớp xé toang bầu trời mây mù, tôi chợt nhớ mình từng bao lần thúc giục thanh niên hãy làm hết sức mình. Tôi đã nói chuyện với khắp thế giới về tầm quan trọng khi phụ nữ tham gia vào chính phủ. Nhưng tại sao tôi lại quá sợ khi phải làm theo chính lời khuyên của mình. Trở về từ sân vận động ấy, tôi quyết định tham gia cuộc đua - và đó là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi trong đời.

Vì vậy tôi muốn chuyển tiếp cho các bạn lời khuyên mà tôi đã nhận từ một phụ nữ trẻ rất khôn ngoan: hãy dám đối chọi, thử thách khi cơ hội đến. Tham gia chính trị là một cách rất tuyệt (tôi cũng khuyên các bạn dám đi theo hướng này), nhưng đó không phải là lối đi duy nhất. Sự thật là mỗi ngày bạn đều có thể đứng trước những sự kiện lớn và những quyết định quan trọng.

Mỗi ngày mở ra một cơ hội để thay đổi cuộc sống của các bạn và làm cho thế giới chúng ta tươi đẹp hơn lên. Tôi hi vọng các bạn có thể thực hiện điều đó.

TH.TÙNG dịch

Những website về tài chính uy tín trên thế giới

Những trang web này được gọi là "kim chỉ nam" của tất cả những nhà phân tích kinh tế chuyên nghiệp trên thế giới. Khi truy cập vào đây, bạn sẽ có được tất cả những thông tin về tài chính kinh tế mà bạn cần. Hơn nữa, bạn còn được đọc những bài về kinh tế rất sâu sắc của những nhà phân tích, những nhà tài phiệt hàng đầu trên thế giới. Sau đây là những trang web rất đáng để bạn truy cập.

1. Bloomberg (http://www.bloomberg.com/)

Đây là trang web ưa thích nhất mà tất cả các nhà tài chính chuyên nghiệp trên thế giới lựa chọn. Bạn có thể tìm thấy tất cả thông tin tài chính kinh tế của các nước trên thế giới tại đây. Nếu bạn cần biết những thông tin dữ liệu thô và những tin tức cập nhật nhất thì trang web này hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu của bạn. Trang chủ của nó sẽ hiển thị các tựa đề bài viết và các biểu đồ minh hoạ. Trong trang này bạn sẽ tìm thấy các công cụ giúp bạn tìm các thông tin thị trường hoặc các bài báo cáo.

2. DealBook (http://dealbook.blogs.nytimes.com/)
Trang web thuộc báo điện tử danh giá The New York Times này sẽ cung cấp cho bạn một khối lượng tin vắn tài chính kinh tế khổng lồ và những bài phân tích rất sâu sắc. Những bài phân tích trong trang web này rất được các nhà phân tích kinh tế chuyên nghiệp ưa chuộng và tin cậy vì nó là của chuyên gia phân tích tiền tệ Andrew Ross Sorkin của tờ NY Times.

3. Portfolio.com (www.portfolio.com)
Nếu bạn là thành viên của trang web này, nó sẽ cung cấp cho bạn thông tin thông qua email hàng tháng. Trang web này là sự tổng hợp của các bài viết vừa mang tính nghiên cứu của một tạp chí, vừa đưa các sự kiện tài chính xảy ra hàng ngày. Các bài viết này mang tính bình luận và nghiên cứu rất sâu sắc.

4. Seeking Alpha (www.seekingalpha.com)
Trang web này chủ yếu chuyên sâu về phân tích thị trường và chứng khoán. Các bài viết của nó chủ yếu là của các nhà đầu tư hơn là các các phóng viên. Nếu bạn muốn xem xét xem các tin tức cập nhật hàng ngày ảnh hưởng đến các khoản mục đầu tư của mình như thế nào hoặc các thông tin về các công ty thì trang web này sẽ cung cấp cho bạn những cái bạn cần.

5. Silicon Alley Insider (www.alleyinsider.com)
Trang web này trực thuộc trang PCMag.com. Chính vì vậy nội dung chủ yếu của trang web này xoay quanh vấn đề về công nghệ. Bạn có thể tìm thấy ở đây những thông tin về đầu tư trong lĩnh vực công nghệ hoặc những đánh giá, phân tích của các chuyên gia về sự dao động của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghệ thông tin trên thế giới ra sao.

6. Stockhouse (www.stockhouse.com)
Đây không phải là trang web dành cho những người mới bước chân vào lĩnh vực đầu tư. Các bài viết trong trang web này sẽ đưa các yếu tố xã hội vào các tin tức tài chính. Đây là trang web sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các nhà đầu tư lão luyện nói gì và nghĩ gì về các cơ hội đầu tư hoặc tình hình thị trường mà bạn không cần phải đến gặp trực tiếp họ.

7. TheStreet (www.thestreet.com)
Trang web này đưa các tin tức tài chính với thương hiệu Jim Cramer, người dẫn chương trình nổi tiếng trong "Mad money". Những bài viết trong trang web này có thiên hướng đưa ra những phân tích kinh doanh chứng khoán mạo hiểm.

8. Yahoo! Finance (www.finance.yahoo.com)
Trang web này cũng như Google Finance nhưng Yahoo!Finance thu thập nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra nó còn đưa ra các thông tin về giá cổ phiếu của từng công ty. Trang chủ của nó hiển thị các thông tin về lãi suất, sự dao động giá cổ phiếu…và nội dung từ trang Yahoo!'s Tech Ticker.

Theo VTC (PCmag)